Câu 1:
+ Tinh bột và xenlulozơ cùng có công thức tổng quát (C6H10O5)n và là polisaccarit
→ Chúng có cùng thành phần phân tử và có phản ứng thủy phân → Loại đáp án A, C
+ Cả tinh bột và xenlulozơ đều là những chất không tan trong nước → Loại đáp án B
+) Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở cấu trúc mạch phân tử: Tinh bột gồm nhiều mắt xích α – glucozơ liên kết với nhau tạo thành 2 dạng amilozơ và amilopectin còn xenlulozơ gồm nhiều mắt xích β – glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài.
Câu 2:
* Vận chuyển thụ động:
( Vận chuyển cùng chiều nồng độ )
- Điều kiện:
+ Có sự chênh lệch nồng độ giữa hai bên màng
+ Các chất có kích thước nhỏ
- Có hai con đường:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
+ Khuếch tán qua kênh protein
+ Khuếch tán qua kênh aquaporin
* Vận chuyển chủ động:
( Vận chuyển ngược chiều nồng độ )
- Điều kiện:
+ Phụ thuộc vào nhu cầu của TB
+ Các chất có kích thước nhỏ và phân cực hoặc mang điện
+ Tiêu tốn năng lượng ATP
+ Có protein vận chuyển đặc hiệu
- Chủ yếu là con đường vận chuyển qua kênh protein màng.
* Xuất, nhập bào:
- Điều kiện:
+ Các chất có kích thước lớn ( các đại phân tử )
+ Tiêu tốn năng lượng ATP
+ Có sự biến đổi và tái tạo lại màng tế bào
- Con đường vận chuyển là sự biến dạng của màng tế bào
Câu 3:
- Môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp, nên nước sẽ đi từ ngoài tế bào vào bên trong tế bào. Tế bào động vật hút nhiều nước sẽ trương lên và vỡ ra do không có thành tế bào. Tế bào thực vật hút nước nhưng không vỡ vì có thành tế bào nên lượng nước chỉ đi vào ở 1 mức nhất định.
- Môi trường ưu trương có nồng độ chất tan cao, nên nước sẽ đi từ trong tế bào ra bên ngoài tế bào. Tế bào động vật mất nhiều nước sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. Tế bào thực vật mất và bị co nguyên sinh nhưng hình dạng tế bào không thay đổi vì có thành tế bào, màng tế bào và thành sẽ cách xa nhau.