1. Phân biệt châu lục và lục địa
2.Nêu đặc điểm của đới nóng, môi trường xích đạo ẩm
3.nêu đặc điểm kiểu môi trường ở đới ôn hòa ( về vị trí, khí hậu, thực vật )
4.đặc điểm thích nghi của động thực vật ở đới lạnh
5.đặc điểm thích nghi của động thực vật ở ba moi trường hoang mạc
6. Vì sao vùng núi thường hay xảy ra sạt lỡ đất lũ quét, xói mòn đất
7. Vì sao phải bảo vệ môi trường biển và đại dương
Câu 1:-Giống: đều có biển & đại dương bao quanh
-Khác:+ Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển & đại dương bao quanh, lục địa căn cứ vào mặt tự nhiên
+ Châu lục bao gồm các lục địa & các đảo thuộc lục địa đó, châu lục căn cứ vào mặt lịch sử, kinh tế, chính trị
Câu 4,5:
* Môi trường đới lạnh:
- Cấu tạo:
+ Bộ lông dày giữ nhiệt cko cơ thể.
+ Lớp mỡ dưới da dày giữu nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.
+Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.
- Tập tính:
+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư chống rét: tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp.
+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: thời tiết ấm hơn, để tận dụng nguồn nhiệt.
* Môi trường đới nóng:
- Cấu tạo:
+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng.
+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
+ Màu lông nhạt, giống màu cát: giống màu môi trường.
- Tập tính:
+ Mỗi bước nhảy cao và xa: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Hoạt động vào bạn đêm: tránh nóng ban ngày.
+ Khả năng đi xa: tìm nguồn nước.
+ Khả năng nhịn khát: tìm nguồn nước, tiết kiệm nước.
+ Chui rúc vào sâu trong cát: chống nóng.
-Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực và bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
-Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế. chính trị. Trên thế giới có sáu châu là châu Á, châu Au, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
Mưa nhiều quanh năm.
Lượng mưa trung bình từ 1500-2500 mm/năm.
Độ ẩm cao (> 80%)
Biên độ thấp. Vị trí: Từ đường chí tuyến Bắc(23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam(23 độ 27' Nam)
-Đặc điểm:
+ Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong
+Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm
+Nhiệt độ: Nóng quanh năm -Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới. * Môi trường đới lạnh:
- Cấu tạo:
+ Bộ lông dày giữ nhiệt cko cơ thể.
+ Lớp mỡ dưới da dày giữu nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.
+Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.
- Tập tính:
+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư chống rét: tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp.
+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: thời tiết ấm hơn, để tận dụng nguồn nhiệt.
* Môi trường đới nóng:
- Cấu tạo:
+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng.
+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
+ Màu lông nhạt, giống màu cát: giống màu môi trường.
- Tập tính:
+ Mỗi bước nhảy cao và xa: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
+ Hoạt động vào bạn đêm: tránh nóng ban ngày.
+ Khả năng đi xa: tìm nguồn nước.
+ Khả năng nhịn khát: tìm nguồn nước, tiết kiệm nước.
+ Chui rúc vào sâu trong cát: chống nóng.
-Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vô hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.
Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…
-Lũ quét, sạt lở đất là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi; xuất hiện phức tạp, bất ngờ khi hội tụ đủ yếu tố bất lợi về mưa, điều kiện địa hình, địa chất và lớp phủ. Nguyên nhân gây lũ quét, sạt lở đất thường là mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn, hoặc kéo dài nhiều ngày, địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc sông suối, lớn nhất là các lưu vực có độ dốc từ 20 đến 30%, độ ổn định của lớp đất mặt yếu do quá trình phong hóa, độ che phủ của thảm thực vật thấp do bị tàn phá, làm mất độ giữ đất của rễ cây, giữ nước của lớp thảm phủ. Ngoài ra, việc khai thác lưu vực, hoạt động chặt phá rừng, xây dựng các hồ chứa, cắt xẻ, san gạt sườn đồi, núi… cũng làm mất độ giữ đất, giữ nước của rễ cây, mất ổn định sườn dốc, yếu độ liên kết đất đá và tăng các khả năng xói mòn.
-Thứ nhất, Biển - đảo nói chung mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển-đảo.
Thứ hai, môi trường biển-đảo là một thể thống nhất, ô nhiễm ở khu vực này có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.
Thứ ba, biển-đảo là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.
Thứ tư, biển đảo là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển-đảo là vấn đề cấp bách và sống còn.
Câu 7:ất đơn giản: Môi trường sống là ngôi nhà chung của con người và tất cả các loài đông thực vật khác, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nguồn sống của chính chúng ta, có thể nói nếu loài người muốn sinh tồn và phát triển thì chỉ có cách duy nhất là bảo vệ môi trường.
Vd như:
Nếu như chúng ta làm ô nhiễm bầu không khí chúng ta sẽ phải chịu nhiều hậu quả vì chúng ta luôn luôn phải hít thở, các vật nuôi cây trồng của chúng ta cũng cần phải thở vì vậy nếu bầu không khí bị ô nhiễm thì không nhuwgx ảnh hưởng tới sức khỏe của chính chúng ta mà còn ảnh hưởng tới nguồn lương thược và thực phẩm của chúng ta.
Nếu như đất, nước, tài nguyên rừng bị ô nhiễm và bị phá hoại nghiêm trọng? Điều gì sẽ xảy ra? chúng ta sẽ không thể tồn tại được đó chính là câu trả lời.
Câu 7:Biển mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển.
Môi trường biển nếu bị ô nhiễm có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.
Biển là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.
Câu 3:
- Vị trí: nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực. - Đặc điểm: + Nhiệt độ trung bình 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm + Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh. + Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: nằm giữa hải dương và lục địa, giữa đới nóng và đới lạnh. Thực vật rất đa dạng:có rất nhiều loại thảm thực vật