Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Amei

1) Nhận xét các câu nói nổi tiếng, các hành động anh hùng của Trần Thủ Độ; Trần Quốc Tuấn

2) Câu nói " Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua nước Bắc " của Trần Bình Trọng có ý nghĩa gì ?

3) Hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản có ý nghĩa gì ?

4) Nhận xét chiến lược, chiến thuật, cách đánh giặc của nhà Trần.

5) Nêu rõ các nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên ? Từ đó em hãy liên hệ bản thân và rút ra bài học lịch sử.

6) Ghi và nhận xét bài thơ " Phò Giá Về Kinh" của Thượng Tướng Trần Quang Khải .

Yuuto
7 tháng 12 2019 lúc 15:01

4) Nhận xét chiến lược, chiến thuật, cách đánh giặc của nhà Trần:

-Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng,

-Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “ vườn không, nhà trống”.

-Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa lui quân để bảo toàn lực lượng Khi thời cơ đến phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.

-Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thực nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.

-Chủ dộng bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.

5) Nêu rõ các nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên ? Từ đó em hãy liên hệ bản thân và rút ra bài học lịch sử.

*Nguyên nhân:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.



Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phụng Hoàng
Xem chi tiết
Phan Anh Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Nhi
Xem chi tiết
Huỳnh Trọng Phúc 28
Xem chi tiết
Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết