Bài 21. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yên Công

1. Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?

A. phụ thuộc bản chất dây dẫn;

B. phụ thuộc môi trường xung quanh;

C. phụ thuộc hình dạng dây dẫn;

D. phụ thuộc độ lớn dòng điện.

2. Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?

A. vuông góc với dây dẫn;

B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện;

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn;

D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.

3. Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ

A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. giảm 4 lần.

4. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc

A. bán kính dây. B. bán kính vòng dây.

C. cường độ dòng điện chạy trong dây. C. môi trường xung quanh.

5. Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính dây tăng 2 lần thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây

A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.

6. Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc

A. chiều dài ống dây. B. số vòng dây của ống.

C. đường kính ống. D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống.

7. Khi cường độ dòng điện giảm 2 lần và đường kính ống dây tăng 2 lần nhưng số vòng dây và chiều dài ống không đổi thì cảm ứng từ sinh bởi dòng điện trong ống dây

A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. tăng 4 lần.

8. Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I nhưng cùng chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây thì có giá trị

A. 0. B. 10-7I/a. C. 10-7I/4a. D. 10-7I/ 2a.

9. Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cánh nhau a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I và ngược chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây thì có giá trị

A. 0. B. 2.10-7.I/a. C. 4.10-7I/a. D. 8.10-7I/ a.

10. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm

A. 4.10-6 T. B. 2.10-7/5 T. C. 5.10-7 T. D. 3.10-7 T.

11. Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20 cm thì có độ lớn cảm ứng từ 1,2 μT. Một điểm cách dây dẫn đó 60 cm thì có độ lớn cảm ứng từ là

A. 0,4 μT. B. 0,2 μT. C. 3,6 μT. D. 4,8 μT.

12. Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A thì có cảm ứng từ 0,4 μT. Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là

A. 0,8 μT. B. 1,2 μT. D. 0,2 μT. D. 1,6 μT.

13. Một dòng điện chạy trong một dây tròn 20 vòng đường kính 20 cm với cường độ 10 A thì cảm ứng từ tại tâm các vòng dây là

Nguyen Quynh Huong
23 tháng 3 2020 lúc 9:28

13. \(B=\frac{2\pi.10^{-7}n.I}{R}=2.10^{-4}\pi\left(T\right)\)

1A 2D 3A 4A 5B 6D 7A 8A 9D 10A 11A 12A

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ngọc Giàu
Xem chi tiết
Trai Làng
Xem chi tiết
Quốc Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Huỳnh Công Hiếu
Xem chi tiết
VÕ BẢO TRÂN_nh
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Hùngg
Xem chi tiết
VÕ BẢO TRÂN_nh
Xem chi tiết
nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
Hàn Nhật Hạ
Xem chi tiết
VÕ BẢO TRÂN_nh
Xem chi tiết