1. Nêu đặc điểm, vị trí địa lí, địa hình của châu Á (tiếp giáp với các biển và đại dương nào?)
2. Ý nghĩa của vị trí địa lí
3. Ví trí địa lí và địa hình của châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành khí hậu?
4. Châu á nằm trong những đới khí hậu nào? Kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á?
5. Vì sao Tây Nam Á xung quanh giáp biển nhưng có hí hậu khô hạn?
6. Nêu đặc điểm sông ngòi châu Á có mấy hệ thống sông lớn, giá trị kinh tế.
7. Nêu đặc điểm dân cư, chính trị, xã hội ở châu Á.
8. Trình bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á
9. Vì sao Nam Á có lượng mưa nhiều nhất thế giới?
10. Nêu tình hình phát triển xã hội ở các nước châu Á? Vẽ biểu đồ cột.
1. Nêu đặc điểm, vị trí địa lí, địa hình của châu Á (tiếp giáp với các biển và đại dương nào?)
Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.
+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.
3. Ví trí địa lí và địa hình của châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành khí hậu?
* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
4. Châu á nằm trong những đới khí hậu nào? Kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á?
- Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đ:
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
+ Đới khí hậu nhiệt đới.
- Lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên khí hậu chia thành nhiều đới.
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
5. Vì sao Tây Nam Á xung quanh giáp biển nhưng có hí hậu khô hạn?
Khu vực Tây Nam Á phần lớn nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiệt Địa Trung Hải kèm theo có đường chí tuyến Bắc đi ngang qua lãnh thổ ~> Mưa ít, khô.- Ngoài ra, địa hình Tây Nam Á phức tạp, nhiều núi cao, sơn nguyên nằm ở rìa lục địa nên tuy nằm sát biển ở nhiều nơi nhưng khí hậu vẫn nóng và khô, mưa ít
6. Nêu đặc điểm sông ngòi châu Á có mấy hệ thống sông lớn, giá trị kinh tế.
- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Sông ngòi châu Á có những giá trị kinh tế:
+ Cung cấp nước cho sản xuất, chăn nuôi và đời sống của con người
+ Phục vụ cho việc khai thác thủy điện, giao thông đường thủy và ngành du lịch
+ Phục vụ cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
+ Bồi đắp phù sa, hình thành các đồng bằng lớn
7. Nêu đặc điểm dân cư, chính trị, xã hội ở châu Á.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Về xã hội :
Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến Các nước lần lượt dành được độc lập- Về kinh tế:
Kiệt quệ, thiếu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, phương tiện sản xuất… Đời sống nhân dân khổ cực.- Sau chiến tranh thế giới lần 2, nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến:
Có sự biến đổi mạnh trong xu hường phát triển kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, nâng cao đời sống. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước tăng nhưng không đều giữa các nước. Trình độ phát triển giữa các nước châu Á không đồng đều, các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.8. Trình bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á
1. Vị trí địa lí và địa hình
a. Vị trí
Nằm ở phía Nam Châu Á Nằm ở vĩ độ khoảng 9oB – 37oB Tiếp giáp với: Biển A – Rap, vịnh Ben – gan, Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.b. Địa hình
- Nam Á có ba miền địa hình chính:
Phía Bắc: Dãy Hi – ma – lay – a Ở giữa: Đồng bằng Ấn – Hằng. Phía Nam: Sơn nguyên
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
a. Khí hậu
Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưa phân bố không đồng đềub. Sông ngòi
Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra – ma – pút.c. Cảnh quan
Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể.9. Vì sao Nam Á có lượng mưa nhiều nhất thế giới?
vì Nam Á ở đới nóng ; nằm ven biển và có nhiều diện tiếp giáp với biển, có dòng biển nóng chảy qua ; dãy núi Hi-ma-lay-a ngăn cản gió thổi hơi nước bay ra khỏi lãnh thổ