Địa lý dân cư

dinhkhuong duy

1) nêu đặc điểm phân bố các dân tộc nước ta

2)dân cư nc ta phân bố như thế nào?tại sao?giải pháp

3)trình bày những thành tựu trong sản xuất lúa(1980-2002) phân tích đặc điểm cuộc chuyển dịch cơ cấu nc ta

Thời Sênh
18 tháng 10 2018 lúc 19:58

Câu 1

- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.

- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:

Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản

Người Dao: sống ở các sườn núi 700 – 1000m.

Người Mông: trên các vùng núi cao.

+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.

Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.

+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).

+ Hiên nay, một số dân tộc miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.

Câu 2

-Dân cư phân bố k đồng đều theo lãnh thổ:
+ Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và đô thị, miền núi dân cư thưa thớt. Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
+ Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch (nông thôn chiếm 72% vào năm 2003)

Câu 3

Thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002 là:

Diện tích lúa tăng 1,34 lần Năng suất lúa tăng gấp 2 lần Sản lượng lúa cả năm tăng 22,8 triệu tấn Bình quân lúa trên đầu người tăng gấp hơn 2 lần.

=>Sản lượng lương thực, thực phẩm đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc, từ một nước phải nhập lương thực chuyển sang một nước nhập khẩu gạo trên thế giới.

Bình luận (0)
Kiêm Hùng
18 tháng 10 2018 lúc 21:12

1. Dân tộc Việt (Kinh)

Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu.

Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

2. Các dân tộc ít người

Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu.

Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc gia.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành cừng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia - rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ - Bo chủ yếu ở Lâm Đồng,…

Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoài Thương
Xem chi tiết
Hạ Hắc Linh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Quang
Xem chi tiết
꧁༺Tiểu yêu lì lợm༻꧂
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nhung Hoàng
Xem chi tiết
Điệu Bé
Xem chi tiết