Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Minh Thu

1. Hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất đối với nhân dân ta là gì?

2. BẰng những hiểu biết của mình về chiến sự tại Gia Định, em hãy chứng minh nỗi khổ cực của nhân dân ta

3. Hậu quả của chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đối với nước ta.

Đây là sử 8 nhé các bn! Giúp mk nhe! haha

MINH HƯƠNH
13 tháng 5 2017 lúc 16:45

1- hậu quả hiệp ưóc Nhâm Tuất

Triều đình Huế cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì(Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) hay nói cách khác là nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì trực tiếp "được" Pháp nắm giữ. Đó cũng chẳng khác nỗi đau mất nước của người dân nơi đây. trong bản hiệp ước triều đình đã hứa bồi thường khoản tiền lớn đã làm cho nước đã nghèo lại càng nghèo hơn và chính người dân phải chịu trách nhiệm cho việc bồi thường. Thế nên gánh nặng một lần nữa đè lên đôi vai người dân. Hơn nữa chính hiệp ước này đã chia cắt đất nước khiến nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bị bóc lột, hành hạ nặng nề, gay gắt hơn. Hiệp ước Nhâm Tuất hay là hiệp ước "bán nước" đã làm cho niềm tin của dân từ đây tới thắng lợi, tụ do ngày càng xa hay cũng là nỗi đau rất lớn cả về thể xác lẫn tinh thần.

2- qua chiến sự GIA ĐỊNH, chứng minh nỗi khổ cực của dân ta

Chiến sự Gia Định chính là nỗi bất bình của nhân dân bởi nhân dân địa phương tuy nghèo, yếu nhưng đã tự động nổi lên đánh giặc trong khi quân triều đình tuy nhiều binh khí, lương thực nhưng lại chống cự yếu ớt dẫn đến hậu quả tan rã, Pháp tập trung lực lượng mở rộng đánh chiếm. Suy cho cùng thì bao mồ hôi, nước mắt, bao công sức đánh trả của dân ta đều đổ sông đổ bể. Thử hỏi trong hoàn cảnh đó có thê lương, bất bình không. Có lẽ đó chính là nỗi khổ cực, cú sốc tinh thần lớn với dân ta.

3- hậu quả chính sách giáo dục của pháp

Chính sách giáo dục của pháp đã chia nhân dân thành hai kiểu

+ Không được học( tầng lớp nông dân, công nhân nghèo không theo Pháp)- chiếm đông đảo

+ Đi học( con vua, quan lại, địa chủ đâù hàng Pháp)

Không những thế pháp còn pháp còn duy trì cách giáo dục lạc hậu , lỗi thời từ phong kiến để dạy học. Tóm lại chính chính sách giáo dục đã biến cho đất nước, nhân dân ta ngày càng suy yếu, tha hóa đi cái bản chất thông minh, nhanh nhẹn ngày xưa. Hay nói cách khác "nhờ " chính sách đó mà nước ta trở thành NÔ DỊCH VÀ NGU DÂN .