* Phổi và da được xem là cơ quan bài tiết:
Trong cơ thể, cơ quan bài tiết có nhiệm vụ lọc từ máu các chất thải, bã, các chất thừa không cần thiết cho hoạt động tế bào để tổng hợp thành sản phảm bài tiết và đào thải ra khỏi cơ thể.
Câu 2:
* Dây thần kinh tủy :
- Cấu tạo :
+ Có 31 đôi dây thần kinh tủy
+ Mỗi dây thần kinh tủy gồm 2 nhóm sợi TK :
> Sợi TK cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác)
> Sợi TK vận động nối với tủy sống bằng các rễ trước (rễ vận động)
--> Dây TK tủy là dây pha.
- Chức năng :
+ Rễ trước : dẫn truyền xung TK vận động
+ Rễ sau : dẫn truyền xung TK cảm giác
* Trụ não :
- Cấu tạo :
+ Chất trắng ở ngoài bao quanh chất xám
+ Chất xám ở trong, phân thành các nhân xám
+ Có 12 đôi dây TK gồm 3 loại : dây cảm giác, dây vận động, dây pha
- Chức năng :
+ Chất trắng : dẫn truyền dọc và nối các bán cầu đại não với nhau.
+ Chất xám : điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan.
* Tủy sống :
- Cấu tạo : tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng
- Chức năng :
+ Chất xám là trung khu (căn cứ) của phản xạ không điều kiện
+ Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ
@Tấn Trọng Huỳnh, nè bn nãy xl nha mk ghi thíu á
* Phổi và da được xem là cơ quan bài tiết:
Trong cơ thể, cơ quan bài tiết có nhiệm vụ lọc từ máu các chất thải, bã, các chất thừa không cần thiết cho hoạt động tế bào để tổng hợp thành sản phảm bài tiết và đào thải ra khỏi cơ thể.
- Trong hoạt động tế bào, khí cacbonic là khí thải, cần thiết phải được đào thải ra khỏi cơ thể để tránh đầu độc tế bào. Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường và qua đó đào thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể. Vì vậy, phổi được xem là cơ quan bài tiết.
- Trong cấu tạo của da có các tuyến mồ hôi có chức năng lọc từ máu nhừng chất bã như ure, axit uric, … để tao thành mồ hôi tiết ra ngoài qua bề mặt da. Vì vậy, da cũng được xem là cơ quan bài tiết.