Chương II: Cấu trúc của tế bào

Nguyen Quynh Huong

1. Giải thích cơ chế ức chế ngược của enzim?

2.Phân biệt cấu tạo và chức năng của ti thể và lục lạp.

3. Nêu cấu tạo và chức năng của màng sinh chất

mn giúp mk vs nha

Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 12 2018 lúc 20:03

1,Trước tiên chúng ta phải hiểu ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như 1 chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho PƯ ở đầu con đường chuyển hóa

VD: Hình 14.2 (SGK cơ bản trang 59) là sơ đồ minh họa sự điều hòa quá trình chuyển hóa bằng ức chế ngược: Sản phẩm P được sản xuất dư thừa sẽ liên kết vs enzim a làm cho enzim này không còn khả năng xúc tác để chuyển chất A thành chất B và do đó các chất trung gian C,D cũng không đươc tạo thành. Do vậy,sự tổng hợp chất P sẽ dừng lại \Rightarrow A tăng lên

2,

Đặc điểm so sánh

Tỉ thể

Lục lạp

Hỉnh dạng

Hình cầu hoặc sợi

Hình bầu dục

Sắc tố

Không có

Màng trong

Ăn sâu tạo mào

Trơn nhẵn

Có trong

Tế bào nhân thực

Chỉ có ở tế bào thực vật

Chất nền

Chứa các enzim hô hấp

Khối cơ chất không màu, chứa enzim xúc tác cho pha tối của quang hợp.

Chức năng

Tham gia hô hấp nội bào, phân giải glucôzơ.

Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp glucôzơ.

Số lượng

Số lượng ti thể ở các loại tế bào là khác nhau

Phụ thuộc vào cường độ hoạt động của tế bào.

Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau. Phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường s

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 12 2018 lúc 20:05

3,

Cấu trúc màng sinh chất:
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:
– Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
– Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng. Chức năng: Thực hiện trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào với môi trường ngoài Vận chuyển các chất, thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Jonit Black
Xem chi tiết
Mèo Méo
Xem chi tiết
Hưng Nguyễn Việt
Xem chi tiết
ooooook
Xem chi tiết
Ho Nhan
Xem chi tiết
alice
Xem chi tiết
Trần Hoàng Anh
Xem chi tiết
Thanh Trần
Xem chi tiết
alice
Xem chi tiết