1.- Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất, nhân, ti thể, chất tế bào, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm và trung thể.
- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống. Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.
2.- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...)trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến...).
- Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích
3. - Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
+ Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.
+ Dán truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục.
- Các loại nơron.
Cần cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron :
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.