Hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Lê

1. Đọc đoạn văn sau đây :

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

a) Theo trình tự trong đoạn văn trên, hãy ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn và cho biết vì sao các chi tiết ấy diễn tả được Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng.

b) Hãy nêu những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn mà em cho là đặc sắc trong đoạn văn trên. Thử tìm và thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa họa gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.

2. Thuật lại và nhận xét về diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong đoạn kể chuyện Dế Mèn trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

3. Bài văn này được người soạn sách đặt tên là Bài học đường đời đầu tiên. Bài học mà Dế Mèn nhận ra là gì?

O=C=O
2 tháng 1 2018 lúc 22:46

1. Đọc đoạn văn sau đây :

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

a) Theo trình tự trong đoạn văn trên, hãy ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn và cho biết vì sao các chi tiết ấy diễn tả được Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng.

TL:

- Những chi tiết miêu tả ngoại hình:

Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:

Càng: Mẫm bóng Vuốt: cứng, nhọn hoắt Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ. Đầu: tò, nổi từng tảng rấy bướng… Răng: đen nhánh Râu: dài, cong.

Các chi tiết ngoại hình thể hiện được sự cường tráng, như : đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, đầu nổi từng tảng, rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong. Vẻ cường tráng còn được thể hiện ở sức mạnh trong từng điệu bộ, hành động của Dế Mèn, như : co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ,...

b) Hãy nêu những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn mà em cho là đặc sắc trong đoạn văn trên. Thử tìm và thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa họa gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.

TL: Các tính từ được sử dụng trong đoạn văn : cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, phanh phách, hủn hoẳn. (Tìm các tính từ còn lại trong đoạn văn)

- Thay thế một số từ nêu trên bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Ví dụ : cường tráng -> khoẻ mạnh ; mẫm bóng -> mập mạp ; cứng -> rắn ; nhọn hoắt —> sắc ; hủn hoẳn -> cũn cỡn ;...

Đặt vào trong đoạn văn thì những từ thay thế trên đây đều không đạt được hiệu quả cao về khả năng miêu tả và gợi cảm hoặc không diễn tả được chính xác sự vật và trạng thái như những từ tác giả đã dùng. Từ đó có thể khẳng định : Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, đặc biệt là tính từ của tác giả rất chính xác và điêu luyện.

2. Thuật lại và nhận xét về diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong đoạn kể chuyện Dế Mèn trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

TL: Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn : lúc đầu thì huênh hoang trước Dế Choắt, sau khi trêu chị Cốc thì chui tọt ngay vào hang yên chí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Nhưng khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ thì nằm im thin thít, sau khi chị Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang hỏi Dế Choắt. Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận về lỗi của mình và thấm thía "bài học đường đời đầu tiên".

3. Bài văn này được người soạn sách đặt tên là Bài học đường đời đầu tiên. Bài học mà Dế Mèn nhận ra là gì?

TL: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Bảo Ngọc
Xem chi tiết
6E-19.Lưu Khánh Linh
Xem chi tiết
Trần Thư
Xem chi tiết
Lê Minh Quân
Xem chi tiết
Phạm Lê Ân
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng
Xem chi tiết
nguyễn ngọc như quỳnh
Xem chi tiết
26 Bảo Ngọc 6/1
Xem chi tiết