Tập làm văn lớp 7

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

1. Các nhóm chuẩn bị bài nói (khoảng 5 phút) về một trong hai yêu cầu sau:

a) Nói về nhiệm vụ của văn chương, tác giả Hoài Thanh cho rằng : "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng". Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 6-8 câu để làm sáng tỏ nhận định này.

b) Chứng minh những nét đặc sắc trong bài nghị luận của Hoài Thanh dựa trên những gợi ý sau:

Lí lẽ thuyết phục Bố cục mạch lạc, rõ ràng Đặc sắc nghệ thuật Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Hình ảnh gợi tả....

help mekhocroi

Lê Thị Bích Phương
26 tháng 2 2017 lúc 20:56

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh mơi cho coi bài ni vsokokok

Bình luận (4)
Giang Minad
27 tháng 2 2017 lúc 18:50

Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.

Bình luận (1)
Inoue Jiro
3 tháng 3 2018 lúc 15:09

Nét đặc sắc nhất của bài văn này chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ, cảm xúc và hình ảnh. Có thể thấy đoạn “Có kẻ nói… là quá đáng” làm ví dụ. Muốn khẳng định công dụng của văn chương làm con người ta nhận ra và xúc động trước cái đẹp ở quanh mình, Hoài Thanh không chọn cách diễn đạt đơn giản, khô khan, mang tính áp đặt. Ông đưa ra những hình ảnh rất gợi cảm, như những dẫn chứng cụ thể: núi non, hoa cỏ, chim hót, suối reo… Thêm vào đó, ông còn đan cài lời phát biểu mang cảm xúc chủ quan: “Lời ấy tường không có gì là quá đáng”. Cách dẫn dắt bằng hình ảnh và cảm xúc ấy làm lí lẽ của ông thêm chặt chẽ, dễ tiếp nhận và đầy thuyết phục.

Chỉ trong một bài văn ngắn, có thể “nhặt” ra tới ba đoạn giàu hình ảnh và cảm xúc như vậy: Đoạn “Người ta kể chuyện… thi ca”; đoạn ‘Một người hằng ngày… hay sao”, và đoạn ta vừa phân tích trên đây. Như thế đủ để khẳng định rằng sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ, cảm xúc và hình ảnh chính là nét đặc sắc của bài văn, cũng chính là nét tài hoa của ngòi bút phê bình Hoài Thanh.

Bình luận (0)
Nước Mắt Mặt Trăng
9 tháng 3 2018 lúc 20:47

mk cx k lm đag cần câu tl nhanh gọn lek mà sao dài quá vậy

Bình luận (0)
pu
11 tháng 2 2019 lúc 20:48

Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Văn chương lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Qua văn chương thôi mà chúng ta dường những cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Hay như nếu ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa”, câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Và còn rất nhiều những tác phẩm thơ ca chứng minh văn chương chính là tiếng nói phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng quanh chúng ta.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đoàn Đỗ Duy Tùng
Xem chi tiết
Đoàn Đỗ Duy Tùng
Xem chi tiết
Ngô Hoài Minh Thư
Xem chi tiết
Mai Thoan
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Đinh Bảo Ngọc
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
balck rose
Xem chi tiết