Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:

+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.

+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

+ Cuộc đời: Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

●   Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

●   Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Gia đình, dòng họ Nguyễn Du vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan vừa có truyền thống văn hóa, văn học. Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh.

⇒ Truyền thống gia đình là môi trường hết sức thuận lợi để phát triển nhân cách và tài năng của Nguyễn Du.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những biến cố lịch sử đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du:

+ Biến cố “một phen thay đổi sơn hà” trong giai đoạn cuối của nhà Lê, giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê – chúa Trịnh. Đây là thời kì nổ ra phong trào nông dân khởi nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Sau khi Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn và quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, quân Thanh ở phương Bắc, đã thu giang ơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Tuy nhiên, triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, triều Nguyễn được vua Gia on thiết lập và tiếp đến là cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những điểm đáng lưu ý về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông:

+ Ông có cuộc sống gắn bó với những biến cố lớn lao của thời đại nên đem một cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú.

+ Ông có một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.

+ Ông tiếp xúc và thấu hiểu được nhiều tầng lớp tri thức, quan lại trong triều đình, thâu lượm được tinh hoa của những vùng văn hóa của đất nước và tinh hoa văn hóa nước người như Trung Quốc.

+ Vốn tri thức về văn hóa, văn hóa dân tộc cũng như Trung Quốc được ông tích lũy đã bồi đắp cho Nguyễn Du một trí tuệ thông tháo, tâm hồn nghệ sĩ phong phú.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:

+ Tác phẩm chữ Hán (3 tập thơ với 250 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

+ Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du: tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thơ chữ Hán:

+ Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Ông hướng về những số phận đau khổ, bất hành với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…

+ Khi viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, ông vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

+ Từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương. Đây là một nét mới trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều:

+ Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.

+ Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du:

+ Được viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại:

●   Xét về số câu: tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên.

●   Xét về số chữ: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn.

+ Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự, hiện thực, trào phúng.

+ Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại”, nghệ thuật đối,…

+ Chất trữ tình quyền hòa chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều:

+ Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.

+ Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

+ Viết theo thể lục bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

+ Có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.

Trả lời bởi Hà Quang Minh