Bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.
- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nhận xét : Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Địa điểm và thời điểm ra đời của 4 tôn giáo lớn ở châu á :
- Ấn Độ giáo : ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên, ở Ấn Độ
- Phật giáo : ra đời vào thế kỉ VI TCN
- Ki tô giáo : ra đời vào đầu Công nguyên tại Pa-e-xtin.(0,5đ)
- Hồi giáo : ra đời vào thế kỉ VII sau Công nguyên tại A-rập-Xê-út.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Trả lời:

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ.

- Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Dân cự châu Á thuộc các chủng tộc: Mông–gô–lô–it, Ơ–rô–pê–ô–li, Ô–xtra–lô–it.

- Phân bố:

+ Chủng tộc Môn-gô–lô–it sống chủ chủ yếu ở Bắc Á và Đông Nam Á, Đông Nam Á.

+ Chủng tộc Ơ–rô–pê–ô–li sống chủ yếu Nam Á, Tây Nam Á và Nam Á.

+ Chủng tộc Ô–xtra–lô–it sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:

- Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A–la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Tháng A–la. Thánh A–la giao sực mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô–ha–mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc–ca, phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượi. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A–la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang chí bằng chữ A–rập. Riêng đền thờ Méc–ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra–ma–đa, các tín đồ này phải ăn chay.

- Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.

- Ki–tô–giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa–lê–xtin từ đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê–su, người sáng lập ra đạo Ki–tô là con của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma–ri–a và sinh ra ở vùng Bét–lê–hem (Pa–le-xtin). Chúa Giê–su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki–tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki–tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki–tô–giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.