Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 30
Số lượng câu trả lời 33
Điểm GP 14
Điểm SP 38

Người theo dõi (13)

T__T
Lương Vân Trang

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

a. Mở bài: Dẫn dắt để đưa ý kiến cần nghị luận vào bài.

b. Thân bài: Lần lượt triển khai các ý:

 - Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói):

 + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .

 + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)

 - Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:

 + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.

 + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

 - Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

 + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.

 + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.

 + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?

c. Kết bài:

 - Tóm lại tư tưởng đạo lí.

 - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

Câu trả lời:

a. Mở bài: Dẫn dắt để đưa ý kiến cần nghị luận vào bài.

Nhận xét vệ mối quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc có người nói: “Tình thương là hạnh phúc của con người”. Vì sao vậy?

b. Thân bài: Lần lượt triển khai các ý:

- Giải thích:

 + Tình thương: tình cảm thương yêu chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.

 + Hạnh phúc: trạng thái sung sướngvì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

à Hạnh phúc chỉ tìm thấy trong tình yêu thương và khi ta biết yêu thương.

 Tình thương là tình cảm yêu thương, cảm thông, giúp đỡ người khác. Tình thương là một biểu hiện của tư tưởng nhân ái. Khi ta biết yêu thương, cảm thông, giúp đỡ người khác là ta đem đến niềm vui cho người khác. Nhờ vậy ta cũng cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn.

- Những biểu hiện của tình thương:

 + Tình yêu quê hương, đất nước.

 + Tình thương gia đình.

 + Tình thương người như thể thương thân.

à Biểu hiện của tình thương hết sức phong phú, nó là tình yêu thương những người trong gia đình; nó có thể đơn giản là một thái độ cảm thông, khích lệ với bạn bè, người thân, giúp họ vượt qua đau khổ; nó cũng có thể là tấm lòng khoan dung vị tha với lỗi lầm của người khác; và nó còn là tấm lòng hào hiệp tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.... Khi ta yêu thương, giúp đỡ người khác, chắc chắn ta cũng nhận được tình cảm yêu thương trân trọng của người khác dành cho mình.

 - Những hành động thể hiện tình thương:

 + Phải biết hy sinh, biết đấu tranh để bảo vệ quê hương, đất nước.

 + Biết chia sẻ, cảm thông giúp đỡ mọi người.

 + Biết đỡ đần công việc gia đình.

 - Ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống:

 + Có tình thương cuộc sống sẽ ấm áp hơn, con người sống với nhau nhân ái hơn.

 + Tình thương làm con người Người hơn.

àTình thương hóa giả nỗi đau, hận thù. Tình thương khiến cho con người sống gắn bó, hòa thuận hơn. Tình thương làm cho con người trong sáng thanh thản, đời sống tình cảm xã hội đẹp hơn.

    c. Kết bài:

 - Tóm lại tư tưởng đạo lí: tình thương đúng là hạnh phúc của con người.

 - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học cho bản thân.

 

Câu trả lời:

a. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như  hiện nay.

b. Thân bài

- Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn lµ các vụ tai nạn đường bộ.

 *Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:

       - Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...

      - Chủ quan:

         + Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.

         + Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.

   * Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...

Theo số liệu thống kê của WHO (Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia  có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.

  * Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:

   - TNGT ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.

  - TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động

   - TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...

   - TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.

* Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?

      Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

 * Suy nghĩ và hành động như thế nào trước vấn đề đó 

- An toàn giao thông góp phần giữ vững trật tự xã hội và đảm bảo hạnh phúc gia đình. Bất cứ trường hợp nào, đi đâu cũng phải nhớ : " An toàn là bạn, tai nạn là thù"

- Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông.

- Vận động mọi người tham gia chấp hành tốt. Nhiệt tình hưởng ứng các phong trào cổ động tuyên truyền về giao  thông, biểu gương người tốt việc tốt trong tham gia giao  thông

c. Kết luận

 - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông.