* Nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X-XV đã xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc:
Trong các thế kỉ X-XV, dưới các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ, Lê sơ nền văn hóa của dân tộc phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật.
- Nho giáo: được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước nâng cao thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị.
- Phật giáo: ngày càng thấm sâu vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng, nhiều chùa được xây dựng mới, nhiều sư sãi.
- Thời Lý, Trần, phật giáo trở thành quốc giáo, thời Lê sơ, nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn.
- Các tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên, thờ những người có công với làng với nước ngày càng phổ biến.
- Giáo dục: nhà nước rất quan tâm đến giáo dục như thời Lý cho lập Văn Miếu, tổ chức khoa thi đầu tiên. Thời Trần, tổ chức các khoa thi đều đặn, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc, quan lại đến học.
- Thời Lê sơ, giáo dục đi vào quy củ, nhà nước cho dựng bia ghi tên tiến sĩ, số người đi học, đi thi ngày càng đông, nâng cao dân trí.
- Các công trình kiến trúc độc đáo. Ngoài những cung điện, đền đài còn có những công trình nổi tiếng tiêu biểu như Chuông Quy điền, tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh.
- Điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, chân bệ cột hình hoa sen nở, hình bông cúc nhiều cánh, tượng Phật ở các chùa.
- Nghệ thuật dân gian ra đời từ thời Lý và ngày càng phát triển như: tuồng, chèo, múa rối nước.
- Âm nhạc dân gian phát triển với nhiều nhạc cụ: tiêu, đàn tranh, cồng, chiêng.
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng.
- Khoa học - kĩ thuật đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: sử, địa lí, khoa học quân sự, chính trị, y học, thiên văn.
* Đặc điểm văn hóa Đại Việt
- Thể hiện một nền văn hóa phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo.
- Gắn liều với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Mang đậm tính dân tộc và dân gian.