Điểm nổi bật về các mặt của xã hội Việt Nam dưới thời Trần
* Xây dựng nhà nước
- Chính quyền Trung ương tổ chức hoàn chính: Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất, giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính như sảnh, viện, đài; các chức quan trông coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Chính quyền địa phương: Đất nước chia thành nhiều Lộ do chức An Phủ Sứ cai quản; dưới Lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh đô Thăng Long được chia làm hai khu vực: Kinh thành của vua quan và phố phường của nhân dân, có chức Đại doãn trông coi.
- Quân đội được tổ chức quy củ: Cấm binh và Lộ binh, được tuyển chọn theo chế độ "Ngụ binh ư nông", nhân dân được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà. Ban hành bộ Hình luật riêng.
- Quan lại được tuyển chọn qua hai hình thức: Từ con em gia đình quý tộc, con cháu quan lại và qua thi cử đỗ đạt.
- Đoàn kết dân tộc: các vua từng vi hành các nơi để tìm hiểu cuộc sống của dân, duy trì mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp giữa vua và nhân dân. Giải quyết tốt đẹp các vụ chống đối, li khai của một số tù trưởng, nhà nước và nhân dân cùng hợp lực chăm lo bảo vệ sản xuất.
- Ngoại giao: Đối với phong kiến phương Bắc vừa giữ được lệ thần phục, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập, có chủ quyền; đối với các nước láng giềng phía Nam, nhà Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ biên cương.
* Mở rộng và phát triển kinh tế
- Nông nghiệp: khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất, thưởng ruộng đất cho người có công và cấp cho các chùa chiền. Tổ chức nhân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê "Quai vạc", đặt chức quan Hà đê để trông coi việc sửa đắp. Từ đó thủy tai không còn, nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, đời sống nhân dân được sung sướng, tiềm lực đất nước mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm.
- Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, đồ gốm, các nghề tô tượng, trang sức... tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Sự hình thành các làng nghề thủ công với trình độ chuyên môn hóa cao, tạo điều kiện cho nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ. Thành lập các xưởng thủ công nhà nước để rèn vũ khí, đúc tiền, đóng tiền...
- Thương nghiệp: kinh tế nội ngoại thương đều phát triển, như sự xuất hiện các chợ địa phương, các trung tâm buôn bán trao đổi ở các đô thị, việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng rất nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Sự phát triển của thương nghiệp đã kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
* Kháng chiến chống ngoại xâm
Dưới thwoif Trần, trong vòng 30 năm, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Trần hưng Đạo và các vua Trần yêu nước, cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng; cả nước đứng dậy cầm vũ khí với tinh thần "Sát Thát" chiến đấu dũng cảm, quân dân đại việt đã đánh bại ba lần quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta vào các năm 1258, 1285, 1288 bảo vệ vững chức nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất, quật cường của dân tộc ta.
* Văn hóa
- Tôn giáo: Phật giáo phát triển mạnh mẽ, tư tưởng Phật giáo được phổ biến rộng trãi trong nhân dân.
- Giáo dục: Chữ Hán trở thành chữ viến chính thức, các khoa thi được tổ chức đầu đặn.
- Văn học: Xuất hiện hàng loạt các bài hịch, bài phú nổi tiếng, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải... đậm đà tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế, như tháp Phổ Minh..., khoa học kĩ thuật: Bộ Đại Việt sử kí là bộ sử chính thống của nhà nước được biên soạn, về quân sự có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn...