Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 5

Người theo dõi (1)

Phạm Ngọc Anh

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1917:

- Ngày 5-6-1917, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

- Người quyết định sang phương Tây để tìm hiều, sau đó trở về giúp đồng bào mình.

- Từ năm 1911-1917, Người bôn ba qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. Người dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất là Mĩ, Anh, Pháp.

- Người rút ra kết luận: Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề.

- Tháng 12-1917, Người trở lại Pháp, hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

- Người trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt nam yêu nước ở Pari.

Vai trò của những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam:

- Những hoạt động và nhận thức của Người tuy chỉ mới bước đầu nhưng đã tìm ra đúng hướng đi cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Người đến với chủ nghĩa Mác – Leenin, mở ra một thời kì mới trong con đường đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu trả lời:

a. Tóm tắt chiến dịch giải phóng Thăng Long vào Tết Kỉ Dậu của Quang Trung

            * Hoàn cảnh lịch sử

- Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh.

- Sẵn đang có ý đồ bành tướng xuống phía nam, vua Thanh là Càn Long vội sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến đánh nước ta.

- Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc đó chỉ có hơn 1 vạn, Trước thế mạnh ban đầu của giặc, đã tạm thời rút về lập phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn, chờ cơ hội phản công.

- Nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, thống lĩnh đại quan tiến ra Bắc, diệt giặc. Trên đường đi, nghĩa quân nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

            * Diễn biến

- Đúng đêm 30 tết, từ Tam Điệp – Biện Sơn, 5 mũi tiến công của Tây Sơn được lệnh xuất kích.

- Mờ sáng ngày mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) và Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Tôn Sĩ Nghị cùng tàn quân Thanh hoảng loạn cực độ, dẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân thù.

b. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam vì:

- Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là một trong những trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tọc ta. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ đạo quân viễ chinh 29 vạn của nhà Thanh đã bị đánh tan tành. Với trận thắng này, Tây Sơn đã đè bẹp ý chí xâm lược nước ta của quân Thanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc.

- Vì thế, chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc ta, mãi mãi là niềm tự hào của người Việt nam.

c. Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh

- Chiến thắng vang dội trong việc đại phá quân Thanh năm 1789 của dân tộc ta được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung. Phát huy sức mạnh của nhân dân, truyền thống yêu nước của dân tộc. Quang Trung đã lãnh đạo cuộc kháng chiến với nghệ thuật quân sự độc đáo. Đó là cuộc hành quân thần tốc, bất ngờ, táo bạo; tinh thần chủ động tiến công liên tục, áp đảo kẻ thù; tư tưởng đánh tiêu diệt; huy động sức mạnh của toàn dân tộc, giành chiến thắng hoàn toàn.

- Từ một lãnh tụ nông dân kiệt suất, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã trở thành một vị anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự, tên tuổi của Quang Trung sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu trả lời:

*Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:

- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể  rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

*Ý nghĩa của việc dời đô:

- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.

- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh,  là bộ mặt của đất nước.

- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.

*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần:

Nhà Lý (1009-1225); nhà Trần (1226-1400) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị;

-         Chính quyền trung ương: được tổ chức hoàn chỉnh.

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, nghi lễ, đối ngoại.

+ Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, việc, đài.

+ Ngoài ra, còn có các chức quan trong coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

-         Chính quyền địa phương:

+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An Phủ sứ cai quản.

+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã, đứng đầu xã gọi là quan xã.

-Thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: Kinh thành của vua, quan và phố phướng của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại Doãn (thời Trần) trông coi.