Viết: Tập làm thơ lục bát

Nội dung lý thuyết

1. Định hướng

a) Cho các từ ngữ sau: sắc màu, lần đầu, bao giờ, chổi xanh, lời ca, chúng em. Em chọn từ ngữ nào để điền vào chỗ trống? Giải thích lí do.

Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới ......(1) biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức ......(2) dậy cùng.

(Định Hải)

Ở vị trí số (1) điền lần đầu vì từ đầu sẽ tạo vần với từ đâu phía câu trên để phù hợp với cách gieo vần thơ lục bát.

Ở vị trí số (2) điền từ chổi xanh vì từ xanh sẽ tạo vần với từ cành phía trên để phù hợp với cách gieo vần thơ lục bát.

@286717@

b) Trong mỗi dòng thơ lục bát, việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng (tiếng không dấu và dấu huyền; kí hiệu là B) và các tiếng có thanh trắc (tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng; kí hiệu là T) phải theo quy tắc. Em hãy chép lại các dòng thơ trong ô bên cạnh vào vở và điền kí hiệu B hoặc T dưới mỗi tiếng để tìm hiểu quy tắc đó.

Con về thăm mẹ chiều đông

B   B     B    T      B        B

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

T     B     B     T,     T     B      T     B

Mình con thơ thẩn vào ra

B     B     B     T     B    B

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

B    B     B    T    T      B     B     B

(Đinh Nam Khương)

c) Dựa vào kết quả của bài tập b, hãy kẻ bảng bên cạnh vào vở và điền các kí hiệu B, T, BV (thanh bằng, gieo vần) vào các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 trong mô hình câu thơ lục bát bên cạnh. (Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc).

Tiếng12345678
Dòng lục B T BV  
Dòng bát B T BV B

2. Thực hành

a) Ghi vào vở dòng bát cho phù hợp nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc.

(1) Con đường rợp bóng cây xanh

.........................................................

Gợi ý: Nắng mai len lỏi cuộn nhành hoa mai.

(2) Tre xanh tự những thuở nào

.........................................................

Gợi ý: Xây thành đắp lũy chặn bao quân thù.

(3) Phượng đang thắp lửa sân trường

.........................................................

Gợi ý: Gợi miền kỉ niệm vấn vương trong lòng.

(4) Bàn tay mẹ dịu dàng sao

.........................................................

Gợi ý: Đưa nôi con ngủ biết bao giấc nồng.

(*Lưu ý: Nhớ tuân thủ quy định về thanh của các tiếng 2 - 4 - 6 - 8 tương ứng B - T - B - B bên cạnh quy định về vần)

b) Viết một bài thơ lục bát (ngắn dài tùy ý) về cha, mẹ, ông, bà hoặc thầy, cô giáo.

- Chuẩn bị:

+ Đối tượng bài thơ?

Ví dụ: Mẹ.

+ Điều em định viết trong bài?

Ví dụ: Tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ cho con.

- Viết bài thơ:

+ Bắt đầu bằng hình ảnh người em muốn viết hoặc tình cảm em dành cho người ấy...

Ví dụ: Hình ảnh mẹ ru con ngủ, hình ảnh mẹ đưa nôi.

+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp thể hiện hình ảnh người mà em muốn viết và diễn tả tình cảm của em với người đó. Thử vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,...

+ Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thể thơ lục bát.

- Kiểm tra và chỉnh sửa:

+ Đọc lại bài thơ.

+ Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp và luật bằng trắc của thơ lục bát chưa? Có mắc lỗi chính tả không?

+ Bài thơ có tập trung thể hiện về người em chọn viết và tình cảm của em với người đó không?

+ Có nên thay thế từ ngữ nào để bài thơ diễn tả chính xác hoặc hay hơn không?

Gợi ý

À ơi tay mẹ đưa nôi

B        T         B

À ơi tay mẹ đưa nôi em nằm.

B          T           B         B

Đưa nôi lên bảy lên năm,

B         T           B

Đưa nôi đưa mãi trăm năm cuộc đời.

B              T             B             B