Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien, là nghệ sĩ hát rong, là thi sĩ mù. Ông sinh ra bên bờ sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VII TCN, quê hương của nhà thơ chưa được xác định cụ thể.
- Hô-me-rơ là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hi Lạp, "cha đẻ của thơ ca Hi Lạp".
- Sự nghiệp sáng tác: I-li-át và Ô-đi-xê, hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, thường được coi là sáng tạo của Hô-me-rơ.
a. Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm ra đời trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc, người Hi Lạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hòa bình, khát khao mở rộng địa bàn cư trú ra biển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn Hi Lạp chuyển từ chế độ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, gia đình hình thành.
- Ô-đi-xê gồm 12 110 câu, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành tờ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.
- Đoạn trích thuộc khúc ca thứ 23 của sử thi Ô-đi-xê.
b. Bố cục
- Phần 1: (Từ đầu đến "…người kém gan dạ"): Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.
- Phần 2: (Còn lại): Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chồng.
c. Thể loại: Sử thi.
d. Tóm tắt
Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ "hồi quân" trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Qua màn thử thách về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chộng mình và hai vợ chồng Uy-lít-xơ đoàn tụ cùng nhau.
a) Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-cle tới Pê-nê-lốp
- Nhũ mẫu Ơ-ri-cle báo tin Uy-lít-xơ trở về và thuyết phục Pê-nê-lốp: vết sẹo ở chân. Nhũ mẫu đã đánh cược bằng tính mạng của mình.
- Thấy được niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng trước sự trở về của Uy-lít-xơ.
- Pê-nê-lốp không tin, nghi ngờ đó không phải là Uy-lít-xơ, đưa ra phán đoán đó là một vị thần. Bởi cô là người thận trọng, chung thủy với chồng, luôn luôn tỉnh táo và đề cao cảnh giác.
- Cô phân vân, xúc động, không bác bỏ câu chuyện và đi xuống lầu mà không biết ứng xử như thế nào. Pê-nê-lốp lặng im, sửng sốt, nhìn đăm đăm và âu yếm.
-> Pê-nê-lốp là người thận trọng, tỉnh táo và biết kìm nén tình cảm của bản thân
b) Lời trách móc của Tê-lê-mác và thái độ của Pê-nê-lốp.
- Tê-nê-mác ngay lập tức nhận cha. Trách móc mẹ gay gắt, trách mẹ tàn nhẫn với cha, độc ác, sắt đá. Cậu luôn thương yêu cha mình và nôn nóng muốn gia đình đoàn tụ
- Pê-nê-lốp thận trọng giải thích, khẳng định sự phân vân trong lòng mình.
- Cô tin rằng nếu đây đúng là Uy-lít-xơ thì cả hai sẽ sớm nhận ra nhau vì cả hai sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng.
-> Pê-nê-lốp là người trí tuệ, thông minh, tỉnh táo. Đồng thời, nàng còn là con người rất thận trọng, tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng.
- Uy-lít-xơ:
+ Mặc cảm về ngoại hình hiện tại: Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, rách rưới nên mẹ con khinh ta.
+ Nhưng luôn có niềm tin chắc chắn hai vợ chồng sẽ nhận ra nhau. Cho thấy Uy-lít-xơ là một người cao quý và đầy nhẫn nại.
a) Cuộc đấu trí giữ Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ
- Lời thử thách:
+ Pê-nê-lốp đã mượn lời con nói với Uy-lít-xơ ngầm tỏ ý muốn thử thách Uy-lít-xơ.
+ Uy-lít-xơ mỉm cười chấp nhận thử thách.
- Quá trình thử thách:
+ Pê-nê-lốp sai người khiêng giường ra, vì chiếc giường có bí mật riêng, gắn liền tình nghĩa với người chồng xa cách hai mươi năm mà nàng luôn chờ đợi.
+ Uy-lít-xơ yêu cầu kê giường, trầm tĩnh miêu tả cặn kẽ, tỉ mỉ từng chi tiết của chiếc giường
-> Uy-lít-xơ giải mã được bí mật.
- Qua lời thử thách có thể thấy được, Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ đều là những người trí tuệ, thông minh, khôn khéo và nhạy bén.
b) Khung cảnh đoàn tụ
- Khi Uy-lít-xơ miêu tả chi tiết của chiếc giường cụ thể, tỉ mỉ: “bủn rủn chân tay”, “nước mắt chan hòa chạy lại ôm lấy cổ chàng”, bày tỏ lí do, vui sướng đến tột cùng khi được gặp lại chồng được thể hiện qua hình ảnh so sánh “dịu hiền… mong đợi”.
- Pê-nê-lốp là người phụ nữ thủy chung, son sắt với chồng, thông minh, thận trọng, khôn khéo trong cách ứng xử và là người đầy bản lĩnh.
- Uy-lít-xơ: ôm lấy vợ, khóc dầm dề, đoàn tụ sau 20 năm xa cách. Uy-lít-xơ là người anh hùng với tình cảm gia đình sâu nặng.
- Cảnh đoàn tụ đã thể hiện một tình cảm gia đình sâu nặng, thủy chung và đầy tình nghĩa.
1. Nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể.
- Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.
- Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
2. Nội dung
Đoạn trích đề cao và ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người. Đồng thời, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp cổ đại chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.