Thực hành tiếng Việt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

1. Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?

Tất cả được đựng trong những cái thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít... 

=> Gợi ý trả lời:

Từ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân tương ứng
ThẫuThố
VịmLiễn
TrẹcMẹt
O

2. Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?

=> Gợi ý trả lời:

Từ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân tương ứng
  • thẫu
  • vịm
  • trẹc
  • o
  • đậu phụng
  • trụng
  • duống
  • xắt
  • lạt
  • thố
  • liễn
  • mẹt
  • lạc
  • vừng
  • những
  • đưa xuống
  • cắt
  • nhạt

3. Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.

=> Gợi ý trả lời: Trong tác phẩm văn học, từ ngữ địa phương có thể được dùng nhằm tạo sắc thái địa phương cho sự việc, nhân vật hoặc được dùng như một phương tiện tu từ. Ở văn bản Chuyện cơm hến, nhà căn sử dụng từ ngữ địa phương nhằm khắc họa không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của người Huế. Tính chất địa phương của bài tản văn góp phần tạo ấn tượng sâu đậm về Huế và văn hóa Huế. Nói về không gian văn hóa Huế bằng một số từ ngữ Huế thì sẽ nêu bật được sắc màu của Huế.

4. Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.

=> Gợi ý trả lời:

Từ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân tương ứng
  • muỗng
  • đọi
  • thơm
  • lạt
  • nác
  • chi
  • bu
  • rứa
  • thìa
  • bát
  • dứa
  • chạc
  • ô
  • nước
  • đâu
  • mẹ
  • vậy