Nội dung lý thuyết
a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới.
=> Số từ: hai.
b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay.
=> Số từ: một.
c. - Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!
=> Số từ: ba.
a. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.
=> Số từ: mấy.
b. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.
=> Số từ: vài.
c. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi.
=> Số từ: một hai.
- Ba bốn: Nó đi mua ba bốn quả trứng.
- Mươi: Tôi về quê mươi ngày.
- Dăm: Hoa đi du lịch dăm ngày.
Từ Sáu trong câu không phải là số từ mà là danh từ riêng chỉ tên một người. Tên Sáu có lẽ được đặt theo thứ tự người con trong gia đình. Ở miền Nam, người con cả trong gia đình thường được gọi là Hai. Bà Sáu có thể là người con thứ năm trong gia đình. Vì thế, trong trường hợp này, số từ chỉ thứ tự đã được chuyển thành danh từ riêng nên phải viết hoa.
VD: Hai mắt - đôi mắt, hai tay - đôi tay, hai tai - đôi tai, hai cái sừng - đôi sừng, hai chiếc đũa - đôi đũa....
- Hai là số từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật.
- Đôi là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng. Có thể tính đếm tập hợp đó bằng số từ và đặt số từ đứng trước danh từ đôi: một đôi, hai đôi, ba đôi,...
- Thành ngữ: Chín người mười ý.
=> Nghĩa của thành ngữ: Mỗi người mỗi ý, khó mà chiều theo cho đặng, cho đều.