Lai Tân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 - 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Là một người thông minh ham học hỏi và có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới.

- Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Các tác phẩm: 

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

+ Truyện và kí: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 - 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 - 1945.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thống nhất: về cả mục đích, quan điểm và nguyên tắc sáng tác.

+ Đa dạng, mỗi thể loại, Hồ Chí Minh lại có một cách viết khác nhau.

2. Tác phẩm

a.  Hoàn cảnh sáng tác

- Là bài thơ thứ 31, trích “Nhật ký trong tù” Hồ Chí Minh

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian HCM bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.

- Bài thơ được viết bằng chữ Hán.

b. Bố cục

- Phần 1: (3 câu đầu) là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.

- Phần 2: (Câu cuối) là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.

@1793894@@1793894@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Thực trạng thối nát của chính quyền Lại Tân

- Ba câu thơ đầu là ba nét vẽ rạch ròi chân dung của những kẻ đứng đầu trong bộ máy quản lí nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân:

+ Ban trưởng: ngày ngày đánh bạc.

+ Cảnh trưởng: ăn tiền của phạm nhân.

+ Huyện trưởng: chong đèn làm việc công (Việc mờ ám - hút thuốc phiện?)

=> Lần lượt từng tên, hiện ra rõ mồn một, tất cả đều thối nát, đều hoàn toàn vô trách nhiệm. Đó là những kẻ đại diện thực thi, bảo vệ công lí, pháp luật nhưng hành vi lại phi pháp.

- Nghệ thuật:

+ Lối viết tự sự.

+ Giọng điệu thản nhiên, có phần lạnh lùng, mỉa mai.

=> Nhà tù là nơi cải hoá người xấu thành người tốt nhưng với những kẻ cai quản nhà tù như thế kia thì thực chất của loại nhà tù này là gì, đó là điều dễ hiểu. Một kiểu nhà tù như thế với những kẻ cai quản như thế thì làm sao xã hội có thể thái bình thực sự được.

@1794067@

2. Thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả

- “Thái bình” là  nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.

=> Hoá ra tình trạng ấy là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy cai trị nơi đây. “Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong”.

- Nghệ thuật: Không “đao to búa lớn” mà theo như cách dân gian thường nói là “Mát nước thối cỏ”, lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ => lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân. Là một đòn đả kích độc đáo và bất ngờ .

@1794150@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.

- Lối viết mỉa mai sâu cay.

- Bút pháp trào phúng.

2. Nội dung

Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay.