Kiến thức ngữ văn: Thơ và thơ lục bát, Biện pháp tu từ ẩn dụ.

Nội dung lý thuyết

1. Một số hình thức bài thơ

- Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn.

- Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) phần vần của âm tiết. Vần có vị trí ở cuối dòng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng.

- Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ. Ngắt nhịp tạo ra sự hài hòa, đồng thời giúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ.

2. Thơ lục bát

Lục bát thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát). Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.

​@213700@

Ta có sơ đồ sau:

Ví dụ: 

Thương cha nhiều lắm cha ơi
Cày sâu cuốc bẫm,một đời của cha
Đồng gần rồi tới ruộng xa
Ban mai vừa nở, chiều , sương rơi

(Lê Thế Thành)

3. Biện pháp tu từ

Là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc.

4. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ta có sơ đồ sau:

Ví dụ: 

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

(Minh Huệ)

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ Người cha

Sự tương đồng: Tình cảm Bác dành cho anh đội viên giống như tình cảm người cha dành cho con của mình.

Phân biệt so sánh và ẩn dụ

So sánhẨn dụ
Luôn phải có 2 vế A và B.Chỉ có 1 trong 2 vế, vế còn lại ẩn đi.
Thường xuất hiện từ so sánh: như, là,...Không có từ so sánh.
@213812@