Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácGIAO THOA SÓNG
1. Giao thoa sóng
a. Hiện tượng
Hiện tượng giao thoa sóng cơ được mô tả như hình
Ta quan sát thấy trong vùng gặp nhau (vùng giao thoa) của hai sóng xuất hiện những điểm mà tại đó mặt nước dao động mạnh và những điểm mà tại đó mặt nước tĩnh lặng (đứng yên không dao động).
Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng giao thoa sóng.
b. Điều kiện để có giao thoa sóng
2. Khảo sát sự giao thoa của hai nguồn cùng pha
Xét hai nguồn sóng \(S_1\) và \(S_2\) có phương trình dao động là: \(u_1=u_2=A\cos(\omega t)\). Sóng do hai nguồn tạo ra lan truyền trên mặt phẳng như hình vẽ dưới.
Điểm M cách \(S_1\), \(S_2\) lần lượt là \(d_1\), \(d_2\)
Như vậy, điểm M nhận 2 dao động do \(S_1\) và \(S_2\) truyền đến, phương trình dao động của M là tổng hợp của 2 dao động này:
\(u_M=u_{1M}+u_{2M}\)\(=A\cos(\omega t-\dfrac{2\pi d_1}{\lambda})+ A\cos(\omega t-\dfrac{2\pi d_2}{\lambda})\)
\(\Rightarrow u_M=2A\cos[\dfrac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}]\cos[\omega t-\dfrac{\pi (d_2+d_1)}{\lambda}]\\ \qquad\qquad \color{red}{\vdash\qquad \ \ A_M \qquad\dashv} \)
Nhận xét:
3. Hình ảnh giao thoa
Trước hết, ta biết rằng tập hợp các điểm cách 2 điểm cho trước \(S_1, S_2\) một khoảng \(d_1,d_2\) và thoả mãn \(d_2-d_1=2a=const\) (3) là đường Hypebol nhận \(S_1,S_2\) là tiêu điểm.
Từ phương trình (1) và (2) ở trên, nếu ta cho \(k\) những giá trị xác định thì được dạng như phương trình (3). Do vậy, tập hợp những điểm M có biên độ cực đại (cực tiểu) là những Hypebol nhận \(S_1, S_2\) làm tiêu điểm.
Tập hợp các đường Hypebol được biểu diễn trên hình vẽ sau:
Lưu ý:
4. Bài tập ví dụ
Câu 1: Hai điểm \(S_1\), \(S_2\) trên mặt một chất lỏng dao động cùng pha với pha ban đầu bằng 0, biên độ 1,5 cm và tần số \(f\) = 20 Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,2 m/s. Điểm \(M\) cách \(S_1\), \(S_2\) các khoảng lần lượt bằng 30cm và 36cm. Viết phương trình dao động của \(M\).
Giải:
Bước sóng: \(\lambda=\dfrac{v}{f}=\dfrac{120}{20}=6\,\)(cm/s)
Phương trình dao động của nguồn: \(u_1=u_2=1,5.\cos(40\pi t)\)(cm)
Áp dụng phương trình dao động tổng hợp: \(u=2Acos[\dfrac{\pi(d_2 - d_1)}{\lambda}].cos[\omega t-\dfrac{\pi(d_1 + d_2)}{\lambda}]\)
Ta được: \(u=2.1,5.\cos(\dfrac{\pi(30 - 36)}{6}).\cos(40\pi t-\dfrac{\pi(30+36)}{6})\)(cm)
\(\Rightarrow u=3.cos(\pi).cos(40\pi t-11\pi)=-3cos(40\pi t-11\pi)=3cos(40\pi t-10\pi)\)(cm)
Vậy \(u=-3cos(40\pi t)\,\)(cm).
Câu 2: Trong giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp \(A,B\) dao động cùng pha, cùng tần số \(f\)= 16 Hz. Tại một điểm \(M\) trên mặt nước cách các nguồn \(A,B\) những khoảng \(d_1\) = 30 cm, \(d_2\) = 25,5 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa \(M\) và đường trung trực \(AB\) có hai dãy cực đại khác. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước.
Giải:
\(M\) nằm trên đường cực đại và giữa \(M\) và đường trung trực \(AB\) có hai dãy cực đại khác nên ta suy ra M nằm trên đường cực đại số 3.
⇒ \(d_2 – d_1 = –3\lambda\) hay \(30 – 25,5 = 3\lambda\) \(\Rightarrow λ = 1,5\) (cm)
Từ đó suy ra \(v = λ.f = 1,5.16 = 24\) (cm/s).