Nội dung lý thuyết
1. Tác giả
Nguyễn Nhật Ánh (1955)
- Quê quán: Ninh Bình.
- Tác giả có nhiều tác phẩm viết về tuổi thơ, tuổi mới lớn như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Mắt biếc, Có chút gì để nhớ,...
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong Sương khói quê nhà, 2012.
- PTBĐ chính: Tự sự.
- Thể loại: Hồi kí.
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1 (Từ đầu đến dế mọi, dế cơm): Câu chuyện về Lợi và dế lửa.
+ Phần 2: (Tiếp đến ghét nó nữa): Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn.
+ Phần 3 (Còn lại): Tang lễ của dế lửa.
- Tóm tắt:
1. Câu chuyện của Lợi và chú dế lửa
- Hoàn cảnh hồi tưởng về tuổi thơ:
+ Thời gian: Vào những chiều mưa.
+ Địa điểm: Quán Đo Đo.
+ Tác nhân gợi sự hồi tưởng: Nghe tiếng dế văng vẳng từ chậu cây ùm tùm.
- Kí ức tuổi thơ qua sự hồi tưởng:
+ Hình ảnh của bản thân: lem luốc ngoài đồng, mùa hè lui cui bờ bụi.
+ Những trò chơi tuổi thơ:
+ Bạn bè tuổi thơ: thằng Lợi.
+ Câu chuyện về chú dế lửa:
- Nhân vật tôi quay trở lại hiện tại:
+ Cuộc sống của các nhân vật:
+ Cảm xúc của nhân vật tôi: Không ngờ mình vẫn nhớ về Lợi và những câu chuyện đó.
→ Kí ức, hồi ức và những bài học trong cuộc đời luôn là niềm ám ảnh trong tiềm thức con người.
→ Kết cấu truyện lồng trong truyện.
2. Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn
- Địa điểm: Trong lớp, tiết học của thầy Phu.
- Nguyên nhân: Tụi bạn trong lớp không gạ đổi được, đâm ra ghét. Đứa nào cũng muốn làm Lợi bẽ mặt, ít nhất một lần.
- Diễn biến:
+ Thằng Bảo nghĩ mẹo: Thò tay tóm lấy túi quần Lợi, cầm hộp diêm lắc mạnh khiến dế gáy inh ỏi.
+ Thầy Phu tức giận thu lại hộp diêm của Lợi.
+ Bạn bè trong lớp hả hê.
- Kết quả:
+ Do vô ý mà thầy đặt chiếc cặp lên hộp diêm, dế lửa chết. → Thầy áy náy, xin lỗi học trò.
+ Lợi khóc rưng rức, mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi thành dòng.
+ Các bạn thấy lòng chùng xuống, không ai còn sung sướng; tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng ghét Lợi.
→ Tiếc nuối sự ra đi của dế lửa; hối hận trước hành động của mình.
3. Đám tang của chú dế lửa
- Địa điểm: Dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà Lợi.
- Cảnh đám tang:
+ Cảnh chôn cất:
+ Những người tham gia đám tang:
→ Một lễ tang trang nghiêm, trân trọng, thương tiếc.
→ Mọi người đều nhận được bài học của chính mình: Cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.
1. Nội dung
Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.
2. Nghệ thuật
Thể loại hồi kí cùng với sự kết hợp của kết cấu truyện lồng trong truyện cùng hệ thống từ ngữ gần gũi, phù hợp với đối tượng lời nói.
1. Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?
Ấn tượng chung của em về văn bản là rất hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa.
2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.
Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là: trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.
3. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?
Khi biết dế lửa chết Lợi khóc rưng rức vì Lợi đã mất đi con chiến mã thắng mọi đố thủ của mình. Lợi sợ các bạn đang vui mừng khi cậu mất đi con dế sẽ làm cho Lợi bẽ mặt.
4. Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó là: Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà mình, đặt vào hộp các-tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến rất buồn bã và trang nghiêm.
5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:
a) Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ Lợi là bạn thân của tác giả và đang được tác giả hồi tưởng lại tuổi thơ trong đó có Lợi.
b) Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.
Dế lửa là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì các bạn ghét Lợi chứ không ghét con dế. Khi chú dế chết Lợi khóc như mưa bấc, bình thường là trùm sỏ nhưng bấy giờ cậu cũng yếu đuối, các bạn mới cảm nhận được sự đồng cảm trong con người Lợi "Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa." hay "đám tang chú dế bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.".
6. Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?
Theo em, cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi. Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện một cách chân thực và rõ nét nhất. Từ một câu chuyện ganh tị, ghen ghét nhau của những đứa trẻ thành sự bao dung, cảm thông và thấu hiểu nhau.
7. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung.