Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Thể loại: Truyền thuyết.
- PTBĐ chính: Tự sự.
- Tóm tắt: Vua Hùng kén rể. → Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. → Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. → Sơn Tinh đến trước, rước được Mị Nương. → Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. → Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về. → Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến một đôi): Vua Hùng kén rể.
+ Đoạn 2 (Tiếp đến rút quân): Cuộc giao tranh của hai thần.
+ Đoạn 3 (Còn lại): Giải thích hiện tượng lũ lụt.
1. Vua Hùng kén rể
- Hoàn cảnh: Vua có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
- Mục đích: Muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.
- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn
Tên gọi | Sơn Tinh | Thủy Tinh |
Lai lịch | Ở vùng núi Tản Viên. | Ở miền biển. |
Tài năng | Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. | Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. |
Quyền lực | Chú vùng non cao. | Chúa vùng nước thẳm. |
- Nghệ thuật: chi tiết kì lạ, hoang đường.
→ Cả hai thần đều có tài cao, phép lạ, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. → Vua băn khoăn, khó xử.
- Vua ra điều kiện chọn rể:
+ Thời gian: trong 1 ngày. → Nhanh, gấp.
+ Lễ vật: 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, mỗi thứ một đôi.
→ Lễ vật cầu kì, sang trọng, quý hiếm.
- Nghệ thuật: Chi tiết kì ảo.
→ Vua Hùng anh minh, sáng suốt, yêu thương con cái. Thái độ tôn thờ thần núi, coi thần núi là phúc thần.
2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
Tên gọi | Sơn Tinh | Thủy Tinh |
Nguyên nhân | Đến trước, rước được Mị Nương về núi. | Đến sau, không được vợ, đuổi đánh. |
Diễn biến | Không hề nao núng, bốc đồi, dời núi, chặn dòng nước. | Hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, dâng nước. |
Kết quả | Vẫn vững vàng, chiến thắng. | Sức đã kiệt đành rút quân. |
Ý nghĩa tượng trưng | Đại diện cho chính nghĩa, sức mạnh chế ngự thiên tai của nhân dân. | Đại diện cho cái ác, mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người. |
→ Nghệ thuật: chi tiết tưởng tượng, kì ảo. → Cuộc giao tranh gay go, ác liệt, dai dẳng như cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai hàng năm của cư dân Đồng Bằng Bắc Bộ.
3. Thủy Tinh báo thù
Thủy Tinh hàng năm làm mưa gió bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. → Giải thích hiện tượng lũ lụt mang tính chu kì ở Bắc Bộ nước ta và sức mạnh lớn lao bền bỉ của nhân dân trong công cuộc chế ngự thiên tai.
1. Nội dung
Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
2. Nghệ thuật
Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
1. Các sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ đó theo mẫu sau: Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) → Kết quả/Nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai) → Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả co gái cho).
Tóm lược cốt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh theo mẫu:
Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) → Kết quả/Nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai) → Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả co gái cho) → Kết quả/Nguyên nhân (Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ)→ Kết quả (Thủy Tinh nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương, làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nước) → Kết quả (Sơn Tinh không hề nao núng, hai bên đánh nhau kịch liệt) → Kết quả/Nguyên nhân (Thủy Tinh đuối sức chịu thua) → Kết quả (oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về).
2. Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được coi là những vị thần.
Trong câu chuyện này, nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh được gọi là thần vì: Sơn Tinh và Thủy Tinh vì họ có thể hô mưa gọi gió, dời núi,....Là đại điện cho nhân dân, thể hiện khát vọng, ước mơ chiến thắng của nhân dân trong việc chế ngự thiên tai.
3. Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?
Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này đặc biệt bởi lý do vua Hùng Vương đời thứ 18 có người con gái vô cùng xinh đẹp nết na, được vạn người mê tên là Mị Nương. Nàng xinh như tiên nữ giáng trần, tính nết vô cùng thục nữ, lại may vá thêu thùa nữ công gia chánh đều tài giỏi hoàn mỹ. Do đó, vua Hùng Vương muốn kén cho nàng một người chồng như ý. Rồi một ngày nhà vua gặp được hai chàng trai, một người từ vùng biển cả mênh mông, vô cùng tài giỏi, xuất chúng hô mưa gọi gió, vô cùng thần thông quảng đại. Một người là tướng lĩnh của vùng non cao, có thể xây núi lấp sông, dựng thành xây lũy cũng không kém phần tuấn tú và tài giỏi. Hai chàng trai mười phân vẹn mười làm cho vua Hùng Vương vô cùng suy nghĩ không biết chọn ai. Rồi cuối cùng vua Hùng Vương nói hai người đều tài giỏi cả, mà ta chỉ có duy nhất một cô con gái vì vậy ta đưa ra sính lễ như sau. Ai mang tới trước ta gả con gái ta cho người đó.
4. Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?
Sơn Tinh phải giao tranh với Thủy Tinh vì lý do: Sơn Tinh tới trước nên vua Hùng Vương đã giữ lời gả con gái của mình là Mị Nương cho chàng trai núi Tản Viên này. Thủy Tinh tới chậm hơn, không lấy được vợ nên vô cùng tức giận, năm nào cũng đến hẹn lại lên Thủy Tinh đều hô mưa gọi gió, gây thiên tai, bão lũ cho người dân trong vùng nhằm nhấn chìm núi Tản Viên cướp Mị Nương về tay mình. Tuy nhiên, Thủy Tinh tài giỏi bao nhiêu thì Sơn Tinh anh hùng, kiên cường bấy nhiêu. Nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh cho núi cao thêm bấy nhiêu, nên sau nhiều năm giao chiến nhưng năm nào Thủy Tinh cũng thua trận và không cướp được Mị Nương về tay mình.
5. Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
- Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt Cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng.
- Xây dựng nên hình tượng của hai nhân vật chính, cái thiện chống lại cái ác.
6. Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó?
Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.
7. Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.
Tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc: Giận dữ với những cuộc tấn công dữ dội. Nhưng Thủy Tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí.
8. Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì
Một thần phi bạch hổ trên cạn
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
(Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tỉnh, Thuỷ Tỉnh, trích trong tập Ngày xưa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996, tr. 9)
Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).
Gợi ý
Sơn Tinh có khuôn mặt chất phác, khí thế phi thường, cơ thể vạm vỡ và cường tráng. Anh hùng Sơn Tinh dời núi, lấp biển. Còn Thủy Tinh đầy âm mưu, tính toán. Thủy Tinh hô mưa gọi gió. Cả hai đều là những vị thần tài giỏi.