Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Tác giả
Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018)
- Quê quán: Sinh ra tại Nam Định, nguyên quán Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Vị trí: Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Bố cục: 3 phần như trong sách.
1. Nguyên Hồng là con người có tính nhạy cảm
- Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt.
+ Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.
+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.
+ Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật.
→ Liệt kê, điệp từ, điệp cấu trúc "Khóc khi...."
- Không biết Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần.
- Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm. → So sánh.
➩ Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng.
2. Thuở ấu thơ bất hạnh của Nguyên Hồng
- Hoàn cảnh:
+ Mồ côi cha từ năm 12 tuổi.
+ Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa.
+ Sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng.
→ Vì cảnh ngộ éo le, gia đình chồng khinh ghét nên mẹ không hay gần gũi Hồng.
- Sự cô đơn, bị khinh ghét:
+ Không được gần mẹ.
+ "Giá ai cho tôi 1 xu nhỉ?", "Đi học một mình", "Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!".
➩ Thiếu thốn, khao khát cả vật chất lẫn tình thương nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh.
3. Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng
- Hoàn cảnh sống cực khổ:
+ Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã.
+ Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị.
- Tạo nên "chất dân nghèo, chất lao động":
+ Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.
+ Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống,...
➩ Chất dân nghèo, lao động thấm sâu vào văn chương ông.
1. Nội dung
Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.
2. Nghệ thuật
- Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.
- Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp.
1. Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
- Văn bản viết về Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.
- Nhan đề chính là nội dung mà văn bản muốn truyền đạt.
- Nếu được đặt tên khác, em sẽ đặt là: Nguyên Hồng - nhà văn của những kiếp người khổ.
2. Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc", tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: "khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt",...)?
- Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc", tác giả đã nêu lên những bằng chứng:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chỉ từng chia bùi sẻ ngọt.
+ Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.
+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.
+ Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật.
3. Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc". Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
- Ý chính của phần 2 là Tuổi thơ thiếu tình thương của Nguyên Hồng.
- Ý chính của phần 3 là Hoàn cảnh sống cực khổ của Nguyên Hồng.
4. Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
- Từ văn bản trên, em hiểu thêm về nguyên nhân khiến nhân vật Hồng lại giống tác giả đến thế, văn bản tại sao lại chân thực, xúc động đến vậy.
5. Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Gợi ý:
Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ. Nguyên Hồng là một tâm hồn nhạy cảm vì ông dễ khóc, dễ xúc động. Ông xúc động vì rất nhiều điều: vì bạn bè, vì Tổ quốc, vì nhân dân, và cả chính nhân vật trong tác phẩm của mình. Để lí giải cho tấm chân tình ấy, người đọc phải hiểu được hoàn cảnh sống cũng như thời ấu thơ cực khổ của ông. Ông sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc: bố nghiện ngập mất sớm, mẹ phải đi tha hương cầu thực, họ hàng căm ghét, khinh miệt. Tuổi thơ ông gắn với cô đơn, lạc lõng, thiếu tình yêu thương; gắn với những công việc chân lấm tay bùn; những hạng người khố rách áo ôm. Đến khi 16 tuổi lên Hải Phòng, ông lại càng tệp với những người đầu đường xó chợ. Vì vậy mà thoạt đầu quen biết, thật khó để phân biệt ông với người dân lam lũ. Từ hình dáng cho đến lối sinh hoạt đều đặc sệt một chất "nghèo khổ" và "lao động". Chính những điều đó đã nhen nhóm trong lòng ông một sự đồng cảm, tình sâu nghĩa nặng với những con người cùng khổ. Những người mà chính về sau lại trở thành hình mẫu, hình tượng, nhân vật, chất liệu trong các sáng tác của ông.