Đọc: Chuyện cơm hến

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937.

- Quê: Quảng Trị, sống và làm việc nhiều năm ở Huế.

- Sáng tác của ông toát lên cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế. Trong mảng tản văn, nhà văn thể hiện vốn văn hoá sâu rộng, cách tiếp cận đời sống độc đáo, tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tài hoa, cái tôi công dân giàu trách nhiệm với xã hội.

2. Tác phẩm

@2790757@@2790822@

- Thể loại: tản văn.

- Đề tài: món ăn đặc sản của Huế.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

- Giọng điệu: hài hước, trữ tình.

II. Khám phá văn bản

1. Giới thiệu món cơm hến

- Nguyên liệu chính: ruột hến; cơm nguội; bún tàu; măng khô; rau sống; thịt heo.

- Gia vị: ớt tương; ớt màu, ớt dầm nước mắm ; ruốc sống; bánh tráng nướng bóp vụn; muối rang; hạt đậu phụng rang mỡ; mè rang; da heo rang giòn; mỡ và tóp mỡ; vị tinh.

=> Nguyên liệu rẻ, dễ kiếm, có thể dùng nguyên liệu thừa sau khi chế biến các món ăn hằng ngày.

- Nơi bán: bán rong trên đường phố.

- Người thưởng thức: mọi người, cả người giàu và người nghèo.

- Giá thành: giá rẻ.

=> Cơm hến là một món ăn bình dân.

2. Phong cách người Huế thể hiện qua món cơm hến

- Khẩu vị: người Huế thích ăn cay, trong cơm hến có tới 3 loại ớt: ớt tương, ớt dầm mắm, ớt màu.

=> Món cơm hến tiêu biểu cho phong cách ăn cay dễ sợ, cay trào nước mắt của người Huế.

- Cách chế biến: tỉ mỉ, đầy đủ nguyên liệu, gia vị.

- Người bán hàng: dáng gầy mỏng manh, chiếc áo dài đen cũ kĩ, chiếc nón cời và tiếng rao lanh lảnh; gánh cơm hến rẻ nhưng vẫn đủ vị, tỉ mỉ, cầu kì.

=> Hình ảnh của người bán hàng nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn tươm tất, giữ cốt cách nền nã của người cố đô. Chị bán hàng mưu sinh đi liền với niềm vui được tiếp nối truyền thống.

- Gia vị thứ mười lăm: “bếp lửa”

+ Là một gia vị đặc biệt để tạo nên vị đặc trưng cho bát cơm hến.

+ Vị của lửa, vị của sự ấp iu, của tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa.

=> Người Huế luôn cố gắng để giữ gìn và phát triển món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, để khi nhắc đến cơm hến là mọi người đều nhớ đến Huế.

3. Ý kiến của tác giả về món cơm hến

*Câu văn thể hiện ý kiến của tác giả về món ăn đặc sản:

- “Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác.”

- “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản.”

- “Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả!”

=> Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” là cái tôi yêu quê hương, yêu những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của quê hương mình. Đồng thời, đó cũng là cái tôi bày tỏ quan điểm về cải tiến, phá cách món ăn quê hương, ông mong muốn những món ăn này vẫn giữ nguyên được hương vị và giá trị của mình.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Giới thiệu về món ăn đậm đà bản sắc xứ Huế - cơm hến.

- Thể hiện những suy nghĩ của tác giả về việc “cải tiến” món ăn dân tộc và tình yêu quê hương da diết của tác giả.

2. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.

- Giọng điệu hài hước kết hợp với trữ tình.