Nội dung lý thuyết
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi thuộc môi trường đới nóng,
- Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển châu Phi ít bị cắt xẻ, ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.
- Diện tích châu Phi khoảng 30 triệu km2 (đứng thứ 3 trên thế giới)
- Giới hạn:
+ Phía Bắc giáp với biển Địa Trung Hải
+ Phía Tây giáp với Đại Tây Dương
+ Phía Nam giáp với Ấn Độ Dương
+ Phía Đông Bắc giáp với Biển Đỏ và bán đảo Xinai
- Kênh đào Xuy-ê nối liền Biển Đỏ và Địa Trung Hải
- Chủ yếu là núi và cao nguyên (cao trung bình 750 m), có các bồn địa xen kẽ các sơn nguyên.
- Địa hình châu Phi thấp dần từ Đông Nam lên Tây Bắc.
- Đồng bằng thấp ở ven biển, ít núi cao.
- Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, kim cương, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um, mangan...Nhiều khoáng sản quý và có trữ lượng lớn hàng đầu thế giới. Khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở một số quốc gia châu Phi.
- Châu Phi là châu lục có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới, phần lớn lãnh thổ nằm trong các đới nóng:
+ Đới khí hậu xích đạo: nhiệt độ trung bình năm cao, khoảng 250C, mưa quanh năm, lượng mưa lớn
+ Đới khi hậu cận xích đạo: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa khá lớn, càng về hai chí tuyến lượng mưa càng giảm và thời gian khô hạn càng tăng
+ Đới khí hậu nhiệt đới: mang tích chật lục địa rất nóng, khô thay đổi theo mùa trong năm. Nhiều nơi ở các hoang mạc, nhiệt độ trung bình mùa hè trên 400C, lượng mưa dưới 25mm/năm, có nơi không có mưa.
+ Đới khí hậu cận nhiệt: nhiệt độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ khá lớn, lượng mưa trung bình khoảng 500mm/năm, số ngày mưa ít.
- Châu Phi có mạng lưới sông ngòi phân bố không đều. Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa. Ở các hoang mạc sông chỉ có dòng chảy vào mùa mưa. Ở bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê mưa nhiều nên mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa lớn.
- Các sông lớn: Công-gô, Nin, Dăm-be-di, Ni-giê...Các sông lớn ở châu Phi phần lớn đổ nước vào các biển và vịnh biển thuộc Đai Tây Dương.
- Các hồ lớn của châu Phi phân bố chủ yếu ở Đông Phi. Hồ Vic-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca, Ma-la-uy là những hồ có diện tích lớn trên thế giới.
- Ngoài môi trường cận nhiệt đới thuộc đới ôn hòa, phần lớn thiên nhiên châu Phi thuộc đới nóng.
+ Môi trường xích đạo: gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê. Giới sinh vật phong phú đặc trưng là rừng thường xanh. Sông ngòi dày đặc nhiều nước quanh năm. Đất đai màu mỡ.
+ Môi trường nhiệt đới: phân bố 2 bên môi trường xích đạo. Càng về chí tuyến thảm thực vật chuyển từ rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi gai. Nước sông thay đổi theo mùa. Đất đỏ vàng là chủ yếu.
+ Môi trường hoang mạc: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở chí tuyến. Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.
+ Môi trường cận nhiệt: chiếm 1 phần nhỏ ở phía bắc và phía nam Phi. Thực vật là rừng lá cứng để hạn chế thoát hơi nước. Mạng lưới sông ít phát triển.