Nội dung lý thuyết
- Vai trò:
+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến.
+ Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ.
=> Chăn nuôi là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng với đời sống con người và nền kinh tế.
- Triển vọng: phát triển chăn nuôi công nghệ cao, bền vững nhằm cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho trong nước và xuất khẩu, bảo vệ môi trường.
- Vật nuôi phổ biến là các con vật được nuôi ở hầu khắp các vùng miền nước ta.
- Gồm 2 nhóm chính:
+ Gia súc: lợn, bò, trâu, ngựa,...
+ Gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,...
- Vật nuôi đặc trưng vùng miền là các giống vật nuôi được hình thành và chăn nuôi ở một số địa phương. Có đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng.
- Ví dụ: Gà Đông Tảo, Lợn cỏ, bò vàng, chó Phú Quốc,…
Hiện nay, nước ta có 2 phương thức chăn nuôi phổ biến: chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại.
- Là phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam, chăn nuôi tại hộ gia đình, số lượng vật nuôi ít.
- Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.
- Nhược điểm:
+ Năng suất nuôi không cao.
+ Nếu xử lí chất thải không tốt thì nguy cơ dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến vật nuôi, con người và môi trường.
- Là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa dân cư, số lượng lớn.
- Ưu điểm:
+ Chăn nuôi năng suất cao, vật nuôi ít bị bệnh.
+ Thường được chú trọng xử lý chất thải nên ít ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người.
– Người làm nhiệm vụ phòng bệnh, khám và chữa bệnh cho vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu và thử nghiệm thuốc, vắc xin cho vật nuôi.
- Phẩm chất:
+ Yêu động vật
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay.
- Người làm nhiệm vụ chọn và nhân giống vật nuôi, chế biến thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.
- Phẩm chất:
+ Yêu động vật.
+ Thích nghiên cứu khoa học.
+ Thích chăm sóc vật nuôi.
– Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh
– Đảm bảo chuồng nuôi:
+ Sạch sẽ, khô ráo.
+ Đủ ánh sáng.
+ Thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Chất thải chăn nuôi: phân, nước tiểu, xác vật nuôi chết, nước thải,...
- Không được thu gom, xử lí đúng cách:
+ Gây ô nhiễm môi trường.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.
=> Cần thu gom triệt để sớm, bảo quản và lưu trữ đúng quy định, không phát tán ra môi trường.