Nội dung lý thuyết
- Thức ăn truyền thống được sản xuất bằng cách thu nhận sản phẩm và phụ phẩm trồng trọt, thuỷ sản, công nghiệp chế biến và các sản phẩm tương tự.
- Sử dụng trực tiếp hoặc phơi khô, nghiền nhỏ để phù hợp với mục đích sử dụng và đối tượng vật nuôi.
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có 2 dạng phổ biến:
+ Dạng bột.
+ Dạng viên.
- Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho động vật:
+ Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu (đạt tiêu chuẩn, không bị mốc, mọt).
+ Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu.
+ Bước 3: Phối trộn nguyên liệu (phối trộn theo tỉ lệ nhất định).
+ Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm (kiểm tra ngẫu nhiên độ ẩm 1 lần/tháng).
- Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho động vật:
+ Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu (đạt tiêu chuẩn, không bị mốc, mọt).
+ Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu.
+ Bước 3: Phối trộn nguyên liệu (phối trộn theo tỉ lệ nhất định).
+ Bước 4: Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên.
+ Bước 5: Hạ nhiệt độ, làm khô.
+ Bước 6: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm (kiểm tra ngẫu nhiên độ ẩm 1 lần/tháng).
a. Cắt ngắn
- Các loại cỏ xanh tự nhiên và phế phẩm cây trồng được cắt ngắn để phù hợp với các loài vật nuôi khác nhau.
- Ví dụ: Thức ăn của trâu, bò, ngựa được cắt ngắn khoảng 3 - 5 cm, của cừu là 1,5 - 2 cm.
b. Nấu chín
Nấu chín thức ăn giúp khử chất độc và nâng cao tỉ lệ tiêu hoá protein.
c. Nghiền nhỏ
Hạt và nguyên liệu thô được nghiền nhỏ với kích thước phù hợp cho hệ tiêu hoá của từng loài vật nuôi, từng giai đoạn phát triển.
=> Để tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.
a. Đường hóa
Là quá trình biến đổi tinh bột, đường đa thành đường đơn, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn.
b. Xử lí kiềm
- Xử lí các chất xơ trong thức ăn thô và phụ phẩm nông nghiệp bằng kiềm giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.
- Các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò:
+ Bước 1: Xác định khối lượng rơm, rải đều.
+ Bước 2: Bổ sung lượng cám phù hợp, rắc đều vào rơm, nén chặt rơm.
+ Bước 3: Tưới đều dung dịch urea lên từng lớp rơm.
+ Bước 4: Nén chặt.
+ Bước 5: Phủ toàn bộ khối rơm bằng tấm che kín.
+ Bước 6: Kiểm tra trong quá trình bảo quản.
- Sử dụng vi sinh vật trong chế biến thức ăn chăn nuôi để nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi.
- Phương pháp ủ chua thức ăn là một trong những phương pháp thường được áp dụng.
- Các bước cơ bản ủ chua thức ăn chăn nuôi:
+ Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu (có thể là cây ngô, ngọn lá sắn, cây họ Đậu,...)
+ Bước 2: Phơi héo, cắt ngắn.
+ Bước 3: Ủ.
+ Bước 4: Đánh giá chất lượng, sử dụng.
- Để đảm bảo chất lượng thức ăn ủ chua và bảo quản trong thời gian dài, quá trình ủ cần:
+ Nén chặt, che kín bằng bạt.
+ Đóng bánh.
- Công nghệ vi sinh có thể ứng dụng để chế biến thức ăn nghèo protein thành thức ăn giàu protein.
- Sử dụng chủng vi sinh vật có lợi, có khả năng sinh trưởng, phát triển trong thức ăn giàu tinh bột để chúng sản xuất protein.
- Quá trình này gồm các bước cơ bản:
+ Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu (giàu tinh bột, nghèo protein).
+ Bước 2: Nghiền nhỏ.
+ Bước 3: Trộn với chế phẩm vi sinh vật.
+ Bước 4: Ủ (nhiệt độ khoảng 20 - 30°C).
+ Bước 5: Thu và đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Thức ăn được tạo ra có chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho sản xuất an toàn.
- Quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi dạng viên bằng dây chuyền tự động:
+ Bước 1: Nghiền nguyên liệu.
+ Bước 2: Phối trộn nguyên liệu.
+ Bước 3: Ép viên.
+ Bước 4: Sấy khô.
+ Bước 5: Đóng bao.