Nội dung lý thuyết
- Đúc là rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
- Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như:
+ Đúc trong khuôn cát.
+ Đúc trong khuôn mẫu chảy.
+ Đúc áp lực.
+ Đúc liên tục,...
- Tuy nhiên, đúc trong khuôn cát là phương pháp đúc phổ biến nhất.
- Quá trình đúc gang trong khuôn cắt:
+ Bước 1. Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.
+ Bước 2. Làm khuôn.
+ Bước 3. Chuẩn bị vật liệu nấu.
+ Bước 4. Nấu chảy vật liệu.
+ Bước 5. Rót vật liệu lỏng vào khuôn đúc.
+ Bước 6. Sản phẩm đúc.
- Gia công đúc:
+ Có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn.
+ Các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.
+ Có thể đúc nhiều kim loại khác nhau trong một vật đúc.
- Tuy nhiên, gia công đúc thường gia công được áp dụng cho nhóm vật liệu kim loại và hợp kim.
=> Sản phẩm đúc có độ chính xác không cao.
- Gia công đúc thường dùng để chế tạo phôi cho các phương pháp gia công khác.
- Hàn là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
- Một số phương pháp hàn thông dụng:
+ Chú thích:
Hàn hồ quang | Hàn hơi (hàn khí) |
1. Kìm hàn | 1. Mỏ hàn |
2. Que hàn | 2. Que hàn |
3. Vật hàn | 3. Vật hàn |
4. Ống dẫn khí oxygen | |
5. Ống dẫn khí đốt |
- Hiện nay có nhiều phương pháp hàn khác nhau nhưng hồ quang và hàn hơi được ứng dụng rộng rãi nhất:
+ Bản chất của hàn hồ quang:
Là dùng tia lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại tại vị trí hàn và que hàn để tạo thành mối hàn.
+ Bản chất của hàn hơi:
Là dùng nhiệt phản ứng cháy của khí đốt như acetylen (C2H2), propal (C3H8),... với oxygen làm nóng chảy kim loại tại vị trí hàn và que hàn để tạo thành mối hàn.
- Có 5 kiểu tạo mối hàn (liên kết hàn) phổ biến:
+ (1) Liên kết chồng.
+ (2) Liên kết giáp mối.
+ (3) Liên kết chữ T.
+ (4) Liên kết góc.
+ (5) Liên kết gấp mép.
- Gia công hàn có khả năng nối các vật liệu khác nhau và tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.
- Mối hàn có độ kín và độ bền cao hơn so với mối ghép khác.
- Tuy nhiên, do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết dễ bị cong, vênh.
- Khoan là phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa,....
- Dụng cụ thông dụng là mũi khoan ruột gà.
- Gia công khoan trên máy khoan được thực hiện để tạo lỗ trơn hoặc bậc.
- Chuyển động chính khi khoan là:
+ Chuyển động quay.
+ Chuyển động tịnh tiến.
- Mũi khoan tham gia cùng một lúc hai chuyển động đó.
- Chế độ cắt khi khoan bao gồm:
+ Vận tốc cắt Vc (m/phút).
+ Lượng chạy dao S (mm/vòng).
- Trên máy khoan có thể khoan được các lỗ kín, hở:
+ Có thể mở rộng lỗ bằng dao khoét.
+ Gia công chính xác lỗ bằng dao doa và có thể tạo ren lỗ bằng mũi taro.
- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động là:
+ Chuyển động quay của phôi.
+ Chuyển động tịnh tiến của dao.
- Gia công tiện được thực hiện trên máy tiện (máy tiện vạn năng hoặc máy tiện CNC,...).
- Chú thích:
+ (1) Hộp tốc độ trục chính.
+ (2) Mâm cặp.
+ (3) Bàn gá dao.
+ (4) Ụ động.
+ (5) Đế máy.
- Chế độ cắt khi tiện bao gồm:
+ Vận tốc cắt Vc (m/phút).
+ Lượng chạy dao ngang Sng (mm/vòng).
+ Lượng chạy dao dọc Sd (mm/vòng).
+ Lượng chạy dao chéo Sch (mm/vòng).
- Sự kết hợp đồng thời hai chuyển động tiến dao dọc và tiến dao ngang tạo ra chuyển động tiến dao chéo:
\(S_{ch}=\sqrt{S^2_{ng}+S^2_d}\)
- Các chuyển động khi tiện:
- Khả năng gia công của máy tiện: Gia công trên máy tiện có thể
+ Tiện được các mặt tròn xoay bên ngoài và bên trong.
+ Tiện được các mặt đầu, mặt côn ngoài và côn trong, các mặt tròn xoay định hình.
+ Tiện được các loại ren trong, ren ngoài.
+ Khoan lỗ và tiện được các vật liệu kim loại và phi kim loại.
- Phay là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động:
+ Chuyển động quay tròn của dao.
+ Chuyển động tịnh tiến của phôi theo ba phương:
Dọc.
Ngang.
Thẳng đứng.
- Gia công phay được thực hiện trên máy phay (máy phay vạn năng hoặc máy phay CNC,...).
- Chế độ cắt gọt khi phay bao gồm:
+ Tốc độ cắt V (m/phút).
+ Chiều sâu cắt t (mm).
+ Lượng chạy dao S (m/phút).
- Chú thích:
1. Trục chính | 5. Tay quay bàn trượt dọc |
2. Động cơ | 6. Tay quay bàn trượt đứng |
3. Tay quay bàn trượt ngang | 7. Đế máy |
4. Bảng điều khiển |
- Các chuyển động khi phay
+ Sử dụng dao phay đĩa và chế độ cắt được giới thiệu (dao chuyển động quay, phôi chuyển động tịnh tiến dọc).
- Khả năng gia công của máy phay
+ Máy phay có thể phay mặt phẳng rãng:
Chữ nhật.
Bán nguyệt.
Chữ T.
+ Phay định hình, khoan, khoét, doa trên máy phay và có thể phay ren, phay mặt cong (đối với máy phay CNC).