Nội dung lý thuyết
1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
a. Đông Nam Á hải đảo
- Năm 1511: Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.
- Tại Phi-líp-pin:
+ Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị.
+ Thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Ma-ni-la.
+ Mở rộng Thiên Chúa giáo và nền văn hoá, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.
+ Từ năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-líp-pin và đàn áp đẫm máu các cuộc đấu tranh vì độc lập của người dân Phi-líp-pin.
- Tại In-đô-nê-xi-a:
+ Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo.
+ Thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo In-đô-nê-xi-a nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.
+ Chính phủ Hà Lan áp dụng chế độ cai trị trực tiếp và đặt trung tâm chính trị tại Ba-ta-vi-a.
- Tại Ma-lai-xi-a:
+ Cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, thực dân Anh xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo như Pê-rắc, Kê-đa, Kê-lan-tan, Pê-nang,…đưa tới sự thành lập Mã Lai thuộc Anh.
+ Chính phủ Anh áp dụng chế độ cai trị gián tiếp, đẩy mạnh khai thác thiếc và đồn điền cao su.
+ Thực dân Anh đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến đây làm việc.
- Tại Xin-ga-po:
+ Năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xin-ga-po.
+ Năm 1824, toàn bộ Xin-ga-po thuộc Anh.
+ Chính phủ Anh áp dụng chế độ cai trị trực tiếp, biến nơi đây thành cảng giao thương giữa châu Âu và châu Á.
b. Đông Nam Á lục địa
- Tại Mi-an-ma:
+ Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược: 1824 – 1826, 1852, 1885 và biến Mi-an-ma thành thuộc địa.
+ Thực dân Anh tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý.
- Tại Việt Nam:
+ Ngày 1-9-1858, lấy cớ bảo vệ giáo sĩ và giáo dân Công giáo, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng.
+ Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà.
+ Năm 1867, Pháp hoàn thành chiếm cả Nam Kì.
+ Năm 1884, với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
- Tại Cam-pu-chia:
+ Năm 1863, Pháp ép chính quyền Cam-pu-chia kí hiệp ước công nhận bảo hộ của Pháp với Cam-pu-chia.
+ Năm 1884, Pháp buộc Cam-pu-chia kí thêm hiệp ước để củng cố sự cai trị ở quốc gia này.
- Tại Lào: năm 1893 Xiêm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào.
=> Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, đặt phủ toàn quyền ở Hà Nội, xây dựng bộ máy cai trị cả trực tiếp và gián tiếp thông qua quan chức bản xứ và tiến hành khai thác thuộc địa quy mô lớn.
2. Công cuộc cải cách ở Xiêm
a. Bối cảnh, nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm
* Bối cảnh:
- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh, Pháp mở rộng xâm lược Đông Nam Á lục địa.
- Xiêm trở thành đối tượng bị nhòm ngó, là vùng đệm giữa hai thế lực thực dân khi Anh chiếm Mi-an-ma và Pháp chiếm Đông Dương.
- Nhận thức được mối đe doạ của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước, Xiêm đã tiến hành cải cách.
- Công cuộc cải cách tiến hành dưới thời vua Ra-ma IV (1851 – 1868) và Ra-ma V (1868 – 1910).
* Nội dung:
- Chính trị, quân sự:
+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, Chính phủ tổ chức thành các bộ.
+ Xoá bỏ quyền lự của giới quý tộc địa phương.
+ Giải tán hội đồng quý tốc, xây dựng hệ thống pháp luật hiện đại với cố vấn của quan chức phương Tây.
- Kinh tế: sử dụng cố vấn nước ngoài.
- Xã hội:
+ Xoá bỏ chế độ lao dịch, nô lệ.
+ Ban hành Luật làm việc quy định trả lương cho người lao động.
- Văn hoá:
+ Thành lập trường đại học theo mô hình phương Tây.
+ Cải cách giao dục, cử sinh viên du học Âu – Mỹ.
- Ngoại giao: từng bước xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.
b. Ý nghĩa của cuộc cải cách ở Xiêm
- Đưa kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, linh hoạt.
- Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước.