Nội dung lý thuyết
- Liên hợp quốc (UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào ngày 24/10/1945; trụ sở chính được đặt tại thành phố Niu Ooc - Hoa Kỳ.
- Năm 2020, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức của Liên hợp quốc từ năm 1977.
- Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục tiêu hàng đầu là duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
- Bản thân liên hợp quốc là một bộ phận của hệ thống liên hợp quốc; thực hiện việc điều phối công việc cùng các quỹ, chương trình, cơ quan chuyên môn và các tổ chức khác, như: Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình Lương thực thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc,…
- Liên hợp quốc có nhiệm vụ:
+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
+ Bảo vệ quyền con người;
+ Cung cấp viện trợ nhân đạo;
+ Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;
+ Giữ vững luật quốc tế;
+ Giải quyết các vấn đề toàn cầu.
- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được thành lập vào tháng 7/1994; trụ sở chính được đặt tại thành phố Oa-sinh-tơn của Hoa Kỳ.
- Năm 2020, Tổ chức có 190 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế từ 1967.
- Quỹ tiền tệ quốc tế có nhiệm vụ:
+ Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán;
+ Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;
+ Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;
+ Cung cấp các khoản cho vay;
+ Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;
+ Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1/1/1995; nhằm hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
- Trụ sở chính của Tổ chức thương mại thế giới được đặt tại thành phố Giơ-ne-vơ của Thụy Sỹ.
- Năm 2020 tổ chức này có 164 thành viên. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào năm 2007.
- WTO có nhiệm vụ:
+ Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương;
+ Giải quyết các tranh chấp thương mại;
+ Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia;
+ Thúc đẩy thực hiện những hiệp định và can thiệp đạt kết quả trong khuôn khổ WTO;
+ Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển;
+ Hợp tác tổ chức quốc tế khác liên kết đến các hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Tổ chức này được thành lập vào tháng tháng 11/1989 nhằm: hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực.
- Ban thư kí thường trực của APEC có trụ sở tại Xin-ga-po.
- Năm 2020, APEC có 21 thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.
- APEC có nhiệm vụ:
+ Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực;
+ Khuyến khích hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các thành viên;
+ Điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực;
+ Phối hợp trong xây dựng và phát triển các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách thỏa thuận đạt được trong khu vực.