Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Châu Nam Cực bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Diện tích 14,1 triệu km2.
- Được gọi là "cực lạnh" của thế giới. Nhiệt độ tấp nhất là -94,5oC
- Nơi đây là vùng khí áp cao; gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vận tốc thường trên 60km/giờ. Đây là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
- Gần như toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
- Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang nóng lên, băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn.
- Thực vật không thể tồn tại.
- Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, các loài chim biển,...
Chim cánh cụt thường sống tập trung theo bầy.
- Lục địa Nam Cực giàu khoáng sản: than, sắt, đồng,...nhiều nhất là than và sắt. Ngoài ra, vùng thềm lục địa còn có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên.
- Nam Cực là châu lục được biết đến muộn nhất. Phát hiện vào cuối thế kỉ XIX, nhưng đến đầu thế kỉ XX mới có người đặt chân và bắt đầu khám phá.
- Từ 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện
- Ngày 1/12/1959, đã có 12 quốc gia kí "Hiệp ước Nam Cực"
- Hiện nay, châu Nam Cực vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống trong các trạm nghiên cứu khoa học, được trang bị những phương tiện kĩ thuật hiện đại.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!