Bài 41. Biểu diễn lực

Nội dung lý thuyết

                    

Trong các ví dụ trên, ta có thể cảm nhận dễ dàng tác dụng của lực, nhưng ta lại không thể nhìn thấy lực. Vậy làm thế nào để biểu diễn lực?

I. Các đặc trưng của lực

Ta không thể nhìn thấy lực nhưng có thể nhận biết được các đặc trưng của mỗi lực.

1. Độ lớn của lực

Đặc trưng dễ nhận thấy của lực là độ mạnh (yếu) của nó. Độ mạnh hay yếu của lực được gọi là độ lớn của lực.

​@1879139@ @1879227@

2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực

Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niutơn, kí hiệu là N.

Tên lựcĐộ lớn (N)
Lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút biKhoảng 1 N
Lực của lực sĩ tác dụng lên tạCó thể lên tới 2400 N
Lực của động cơ xe tảiCó thể lên tới 10000 N

Dụng cụ đo lực là lực kế.

Lực kế lò xoLực kế điện tử

3. Phương và chiều của lực

Trong suốt thời gian kéo co sợi dây luôn nằm ngang, chứng tỏ cả hai đội đều kéo theo phương nằm ngang. Ta nói lực kéo của hai đội đều có phương nằm ngang.

Tuy hai đội đều kéo theo phương nằm ngang, nhưng một đội kéo về bên trái, một đội kéo về bên phải. Ta nói lực kéo của hai đội cùng phương nhưng ngược chiều nhau.

@1879370@

II. Biểu diễn lực

Trong Vật lí, người ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:

  • Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
  • Phương và chiều cảu mũi tên là phương và chiều của lực.
  • Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ lệ xích.

Ví dụ, nếu một người đẩy xe hàng với lực 40 N theo phương nằm ngang từ trái sang phải, thì lực đẩy của người đó sẽ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc nằm trên xe đẩy, tại vị trí tay đặt vào xe để đẩy.
  • Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
  • Nếu quy ước mỗi cm độ dài của mũi tên tương ứng với 10 N (tỉ xích 1 cm ứng với 10 N), thì mũi tên có độ dài là: 40:10 = 4 cm.

1. Mỗi lực đều có 4 đặc trưng cơ bản (còn gọi là 4 yếu tố của lực) là điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

2. Mũi tên dùng để biểu diễn lực có gốc đặt tại vật chịu lực tác dụng, có phương và chiều trùng với phương và chiều tác dụng của lực, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực.