Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục

Nội dung lý thuyết

Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục

Tóm tắt lý thuyết

I - SỬ DỤNG TRANG PHỤC

1. Cách sử dụng trang phục

Em có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng.

a. Trang phục phù hợp với hoạt động
  • Trang phục đi học
    • Áo trắng, quần xanh, tím than, xanh lá cây sẫm. . . kiểu may đơn giản
  • Trang phục đi lao động
    • Màu sẫm vải sợi bông, kiểu may đơn giản, rộng, dép thấp, giày bata
  • Trang phục đi lễ hội, lễ tân
    • Mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc

Trang phục đẹp phải phù hợp với môi trường và công việc

2. Cách phối hợp trang phục

a. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn

Áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo, không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau.

b. Phối hợp màu sắc

  • Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu: 
    • Ví dụ: Áo xanh nhạt, quần xanh sẫm, hoặc áo lục nhạt, quần lục sẫm, ...
  • Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu
    • Ví dụ: Áo vàng, quần vàng lục, ...
  • Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu
    • Ví dụ:
      • Đỏ và lục, cam và xanh
      • Màu trắng, màu đen có thể kết hợp bất kì các màu khác
      • Đỏ và đen, trắng và đen, trắng và xanh

II - BẢO QUẢN TRANG PHỤC

  • Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình
  • Biết bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc
  • Bảo quản trang phục bao gồm những công việc: làm sạch (giặt, phơi,...), làm phẳng đồ (là,...), cất giữ

1. Giặt, phơi

  • Bước 1: Lấy các vật ở trong túi ra
  • Bước 2: Tách riêng quần áo màu trắng và nhạt với quần áo màu sẫm để giặt riêng
  • Bước 3: Vò trước những chỗ bẩn nhiều bằng xà phòng như: cổ áo, tay áo
  • Bước 4: Ngâm nửa giờ, sau đó vò kỹ để xà phòng thấm đều
  • Bước 5: Giũ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng
  • Bước 6: Cho thêm chất làm mềm vải
  • Bước 7: Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha ở ngoài  nắng và phơi áo quần màu tối vải tổng hợp ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, mau khô và dùng cặp quần áo để quần áo không bị rơi khi phơi.

2. Là (ủi)

Là (ủi) là công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi

Lưu ý:

  • Các loại quần áo bằng vải sợi bông, vải lanh, vải lụa ... cần là thường xuyên vì sau khi giặt xong dễ bị co và nhàu
  • Các loại quần áo bằng vải tổng hợp không cần là thường xuyên mà chỉ là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải
a. Dụng cụ là

Gồm có bàn là, bình phun nước, cầu là

b. Quy trình là
  • Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải :
    • Vải bông:  > 1600C
    • Vải sợi pha:  < 1600C
    • Vải tổng hợp:  < 1200C
    • Vải tơ tằm:  < 1200C
  • Bắt đầu là loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp, sau đó là vải có nhiệt độ cao hơn. Đối với một số loại vải, cần phun nước làm ẩm vải
  • Thao tác là: Là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều đặn
  • Khi ngưng là, phải dựng đứng hoặc để vào nơi qui định
c. Kí hiệu giặt, là

Bảng 1. Kí hiệu giặt là

3. Cất giữ

  • Treo bằng móc hoặc gấp gọn gàng để trong ngăn tủ
  • Áo quần chưa dùng gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc

Lời kết

Sau khi học xong bài này, các em cần ghi nhớ:

  • Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả công việc và thiện cảm của mọi người đối với mình.
  • Biết mặc thay đổi, phối hợp áo và quần hợp lí về màu sắc, hoa văn, sẽ làm phong phú thêm trang phục hiện có.
  • Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.