Nội dung lý thuyết
- Robert Hooke phát hiện mô bần được cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ.
- Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện vi khuẩn và nguyên sinh động vật.
- Khoảng giữa thế kỉ XIX, ba nhà khoa học là Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất học thuyết tế bào có nội dung khái quát như sau:
- Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng kính hiển vi điện tử, phương pháp lai tế bào, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử, học thuyết tế bào được bổ sung: Tế bào chứa chất di truyền, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia tế bào.
- Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống. Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản biểu hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ sống.
- Sinh vật đơn bào là những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào.
- Sinh vật đa bào là những sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào. Sự phối hợp của nhiều loại tế bào chuyên hoá hình thành các cấp độ tổ chức cao hơn như mô hay cơ quan, hệ cơ quan thực hiện cho các hoạt động khác nhau của cơ thể.
- Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước nhờ quá trình phân chia của tế bào.
- Sự sống được hình thành từ phân tử, nhưng không phải phân tử nào kể cả DNA có thể thực hiện hoạt động sống ở bên ngoài tế bào. Virus chỉ được coi là dạng sống khi kí sinh ở bên trong tế bào chủ.
- Tế bào thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi vật chất, chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
1. Học thuyết tế bào có nội dung khái quát như sau: tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào; tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống; các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước, tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia tế bào.
2. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.