Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nội dung lý thuyết

Bài 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT.

1. Các khái niệm

- Sinh trưởng: là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào

- Phát triển: là quá trình biến đổi bao gồm Sinh trưởng, Phân hóa (Biệt hóa) tế bào và Phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

- Biến thái: là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Ví dụ: Ếch đẻ trứng, trứng nở thành nòng nọc có đuôi, nòng nọc phát triển, đứt đuôi thành ếch.

2. Các kiểu phát triển ở động vật

- Phát triển không qua biến thái.

- Phát triển qua biến thái gồm:

+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI

- Ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống.

- VD: Phát triển ở người - gồm 2 giai đoạn:

1. Giai đoạn phôi thai

- Diễn ra trong tử cung người mẹ.

- Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi.

- Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan kết quả là hình thành thai nhi.

2. Giai đoạn sau khi sinh

- Cơ thể con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.

- Cơ thể con lớn lên không qua lột xác.

III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI

 

Biến thái hoàn toàn

Biến không thái hoàn toàn.

GĐ Phôi

- Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo phôi.

- Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm.

- Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo phôi.

- Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng.

GĐ Hậu phôi

- Ấu trùng có hình thái cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành.

- Ấu trùng lột xác nhiều lần thành nhộng rồi biến đổi thành bướm trưởng thành.

- Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ.

- Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành, không có giai đoạn nhộng.

Ví dụ

- Các loại sâu bướm, ruồi, cóc, ếch,..

- Châu chấu, gián,..