Bài 36. Khái quát về di truyền học

Nội dung lý thuyết

I. Di truyền và biến dị

- Di truyền học là khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật.

II. Mendel - người đặt nền móng cho di truyền học

1. Thí nghiệm của Mendel

- Đối tượng nghiên cứu: đậu hà lan.

Thí nghiệm của Mendel, hoc24
Thí nghiệm của Mendel về tính trạng màu hoa ở cây đậu hà lan

- Tính trạng hoa tím di truyền không hoà trộn vào tính trạng hoa trắng nên không xuất hiện hoa màu tím nhạt.

- Nhân tố quy định tính trạng hoa trắng không biến mất trong quá trình lai nhưng bị lấn át khi đứng cạnh nhân tố quy định hoa tím.

- Kết luận: 

  • Hoa tím là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn.
  • Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, mỗi nhân tố di truyền là một allele.

2. Ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền

- Mendel cho rằng đơn vị quy định sự di truyền của một tính trạng tồn tại thành từng cặp, gọi là cặp nhân tố di truyền (là cặp gene hay cặp allele, kí hiệu bằng cùng một chữ cái), các nhân tố di truyền không pha trộn vào nhau.

III. Một số thuật ngữ và kí hiệu dùng trong nghiên cứu di truyền

1. Một số thuật ngữ

Tính trạnglà đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
Tính trạng tương phảnlà hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một tính trạng.
Tính trạng trộibiểu hiện ra kiểu hình khi có kiểu gene đồng hợp trội hoặc dị hợp.
Tính trạng lặnchỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi có kiểu gene đồng hợp lặn.
Nhân tố di truyềntồn tại thành từng cặp trong nhân tế bào, không hoà trộn vào nhau, quy định tính trạng của cơ thể sinh vật.
Kiểu hìnhlà tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể sinh vật.
Kiểu genelà tổ hợp toàn bộ gene trong tế bào của cơ thể sinh vật.
Allelelà các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gene.
Cơ thể thuần chủngkhi cơ thể có kiểu gene quy định tính trạng đó đồng hợp.
Dòng thuầnlà các cơ thể đồng hợp về tất cả các cặp gene.

2. Một số kí hiệu

Một số kí hiệu, hoc24