Bài 35. Ôn tập đo lường

Nội dung lý thuyết

1. Đơn vị đo khối lượng

1.1. Nặng hơn, nhẹ hơn

  • Vật nào nặng hơn thì đĩa cân thấp đó hơn, vật nào nhẹ hơn thì đĩa cân đó cao hơn.​

Hoạt động khám phá nặng hơn, nhẹ hơn

  • ​​​Hai vật nặng bằng nhau thì hai đĩa cân cao bằng nhau.

Hoạt động nặng bằng

1.2. Ki-lô-gam

Đơn vị đo khối lượng (chuẩn) là: Ki-lô-gam viết tắt là kg.

2. Đơn vị đo dung tích

Dung tích là lượng nước chứa trong mỗi đồ vật.

Đơn vị đo (chuẩn) về dung tích: Lít viết tắt là l.

Đơn vị đo dung tích

Nếu ca hoặc chai này chứa đầy nước, ta có lượng nước trong chai hoặc ca là 1 lít.

3. Đơn vị đo thời gian.

3.1. Ngày - giờ

Một ngày có 24 giờ và một giờ có 60 phút.

1 ngày = 24 giờ.
1 giờ = 60 phút. 

Cách đọc giờ

24 giờ trong ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. 

Ta có cách đọc giờ đúng gắn với các buổi trong ngày như sau:

BuổiCách đọc giờ đúng
Sáng1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng, 4giờ sáng, 5 giờ sáng, 6 giờ sáng, 7 giờ sáng, 8 giờ sáng, 9 giờ sáng, 10 giờ sáng.
Trưa11 giờ trưa, 12 giờ trưa.
Chiều1 giờ chiều (13 giờ), 2 giờ chiều (14 giờ), 3 giờ chiều (15 giờ), 4 giờ chiều (16 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 6 giờ chiều (18 giờ).
Tối7 giờ tối (19 giờ), 8 giờ tối (20 giờ), 9 giờ tối (21 giờ).
Đêm10 giờ đêm (22 giờ), 11 giờ đêm (23 giờ), 12 giờ đêm (24 giờ). 

3.2. Ngày - tháng

Một năm có 12 tháng, trong đó:

  • Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 có 31 ngày.
  • Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 có 30 ngày.
  • Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.

Lưu ý: Ta có thể nhận biết số ngày trong một tháng một cách dễ dàng hơn bằng quy tắc nắm bàn tay như sau:

Quy tắc tính số ngày trong tháng

  • Những chỗ khớp ngón bàn tay nổi lên là những tháng có 31 ngày.
  • Còn chỗ lõm giữa 2 ngón là tháng có 30 ngày (ngoại trừ tháng 2).

Cấu trúc một tờ lịch tháng (theo dạng bảng) bao gồm:

  • Các hàng cho biết ngày bao nhiêu.
  • Các cột cho biết thứ mấy.

    Lịch tháng 11 năm 2024