Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácKÍNH THIÊN VĂN
I. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn
Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa.
Kính thiên văn có hai bộ phận chính:
Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thay đổi được.
II. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn
Ảnh của thiên thể tạo bởi kính thiên văn là ảnh ảo, ngược chiều với vật, có góc trông lớn hơn nhiều lần so với góc trông trực tiếp vật.
Khi quan sát bằng kính thiên văn, cần thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh cuối cùng \(A_2'B_2'\) qua thị kính là ảnh ảo, nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn năng suất phân li của mắt.
Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo này.
Để có thể quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh cuối cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực.
III. Số bội giác của kính thiên văn
Khi ngắm chừng ở vô cực:
Ta có: \(\tan {{\alpha }_{0}}=\dfrac{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}{{{f}_{1}}};\,\,\,\,\,\tan \alpha =\dfrac{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}{{{f}_{2}}}\)
\(\Rightarrow\)\({{G}_{\infty }}=\dfrac{\tan \alpha }{\tan \,{{\alpha }_{0}}}=\dfrac{{{f}_{1}}}{{{f}_{2}}}\)
Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.
Nguyễn Thanh Hằng đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (10 tháng 12 2021 lúc 17:16) | 0 lượt thích |