Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô 

Hình dưới đây mô tả cấu tạo của một đinamô ở xe đạp. 

Trong đinamô có một nam châm và cuộn dây. Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay the và đèn sáng.

II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện

1. Dùng nam châm vĩnh cửu

Thí nghiệm 1:

Cho hai đèn LED mắc song song ngược chiều vào hai đầu của một cuộn dây dẫn và một thanh nam châm vĩnh cửu. Bố trí thí nghiệm như hình dưới đây để tìm hiểu xem dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào.

Kết quả:

  • Giữ nam châm đứng yên trước cuộn dây hoặc trong cuộn dây → đèn không sáng.
  • Dịch chuyển một đầu thanh nam châm lại gần rồi ra xa đầu cuộn dây → đèn sáng.
@176321@

cảm ứng điện từ

Nhận xét:

Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta được một cực nam châm lại ần hay ra xa một đầu cuộn dây và ngược lại.

2. Dùng nam châm điện

Thí nghiệm 2:

Đặt một nam châm điện nằm yên trước cuộn dây dẫn có mắc hai đèn LED song song ngược chiều.

Quan sát hiện tượng khi lần lượt ngắt mạch điện và đóng mạch điện.

nam châm điện

Kết quả:

  • Trong khi đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm điện → đèn sáng.
  • Khi dòng điện đã ổn định hoặc sau khi ngắt mạch điện → đèn không sáng.

Nhận xét

Khi đặt cực của nam châm điện ở trước đầu một cuộn dây dẫn kín và thay đổi dòng điện quan nam châm, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện.

III. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín.

Dòng điện trong cuộn dây dẫn kín tạo ra từ nam châm được gọi là dòng điện cảm ứng.

Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

@176701@