Bài 30. Thụ phấn

Nội dung lý thuyết

BÀI 30: THỤ PHẤN

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

 

I. Lý thuyết

1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

a. Hoa tự thụ phấn

- Khái niệm: hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.

- Đặc điểm của hoa tự thụ phấn là:

+ Hoa lưỡng tính: trên hoa có cả nhị và nhụy.

+ Thời gian chín của nhụy và nhị đồng thời.

- Một số loại hoa tự thụ phấn là: hoa hồng, hoa phong la, hoa cải, hoa bưởi ….

 

 

b. Hoa giao phấn

- Khái niệm: hoa giao phấn là hoa có sự thụ phấn bắt buộc phải thực hiện giữa các hoa với nhau (giữa 2 hoa với nhau) vì:

+ Hoa giao phấn là những hoa đơn tính

+ Những hoa lưỡng tính có thời gian chín của nhị và nhụy không cùng 1 lúc.

- Một số ví dụ về hoa giao phấn: hoa dưa chuột, hoa bầu, bí, dưa hấu …

* Ngoài cách tự thụ phấn và giao phấn ở thực vật có hoa còn có hiện tượng thụ phấn nhờ sâu bọ, gió, nhờ con người …

2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

 

- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:

+ Màu sắc hoa sặc sỡ: vàng, tím ,đỏ … \(\rightarrow\)  thu hút sâu bọ

+ Tràng hoa hình ống, chật, hẹp  ​ \(\rightarrow\)  sâu bọ phải chiu vào lấy phấn và mật hoa ở đáy hoa

+ Nhị có hạt phấn to, có gai, có chất dính \(\rightarrow\) khi sâu bọ đến lấy mật hoặc phấn hoa hạt phấn s ẽ dính vào ngư ời chúng \(\rightarrow\) ​   chúng mang theo hạt phấn đến hoa khác để thụ phấn.

+ Đầu nhụy có chất dính \(\rightarrow\)  khi sâu bọ đến thì hạt phấn của hoa khác sẽ dính vào đầu nhụy và được giữ lại.

- Một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa hồng, hoa phong lan, hoa mướp, cải, đồng tiền, cúc

- Những cây nở về đêm như hoa quỳnh, nhài, dạ hương thường có màu trắng làm cho hoa nổi bật trong đêm thu hút côn trùng và có mùi thơm đặc biệt để kích thích côn trùng.

 

 

3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

- Giao phấn không chỉ có nhờ sâu bọ. Ở nhiều loài hoa khác, giao phấn có thể nhờ gió.

- Gió mang hạt phấn của hoa này chuyển cho hoa khác.

 

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:

+ Hoa đực ở trên (ngọn cây), hoa cái ở dưới (nách lá)  \(\rightarrow\)   hạt phấn rơi vào hoa cái dễ dàng

+ Hoa thường tập trung ở ngọn cây   \(\rightarrow\)    hạt phấn được tập trung nhiều ở ngọn cây \(\rightarrow\)  dễ được gió mang đi h ơn

+ Bao hoa (cánh hoa, đài hoa) thường tiêu giảm  \(\rightarrow\) hoa nhẹ hơn

+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng  hạt phấn dễ rơi xuống hơn khi chín \(\rightarrow\) gió dễ mang đi hơn 

+ Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ \(\rightarrow\)  dễ rơi,  gió mang đi được xa và thụ phấn được nhiều hơn

+ Đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông \(\rightarrow\) dính được nhiều hạt phấn do gió mang đến

- Một số loài hoa thụ phấn nhờ gió: bồ công anh, phi lao, ngô … 

 

4. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn

- Hoa có những đặc điểm phù hợp với tự thụ phấn, thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thụ phấn cũng xảy ra. Ví dụ:

+ Khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi: mưa nhiều sâu bọ không đi lấy mật, không có gió  ​ \(\rightarrow\)  hoa không được thụ phấn

- Vì vậy, ngoài các cách thụ phấn trên, con người còn chủ động thụ phấn cho hoa, nuôi một số côn trùng để thụ phấn cho hoa như ong, bướm … làm tăng khả năng tạo quả, hạt của cây. 

 

- 1 số cách con người dùng:

+ Trồng ngô ở nơi thoáng gió, ít chướng ngại như: trồng ở ruộng, vườn rộng …

 

 

+ Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả (vườn nhãn, vườn vải …) 

 

- Ngoài ra, người ta còn thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để tạo ra giống cây mới kết hợp các đặc tính mong muốn.

+ Ví dụ: ngô lai, lúa lai … có phẩm chất tốt, năng suất cao, chống chịu bệnh tốt

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Thụ phấn là gì ?

Hướng dẫn trả lời:  

Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.

 Câu 2: Thế nào là hoa tự thụ phấn. Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào?

Hướng dẫn trả lời :

- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ xanh..)

-  Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là: Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. Còn hoa giao phấn là những hoa đơn tính hoặc những hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc.

Câu 3: Hãy kể tên hai loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ? Tìm những đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của mỗi hoa đó ?

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa bí ngô, hoa mướp,  hoa vừng…

-  Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

Câu 4: Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ ?

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương… là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.

 Câu 5: Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điếm gì ? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn ?

Hướng dẫn trả lời:
Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.

Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.

 Câu 6:  Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết ? Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời: 

– Tăng khả năng thụ phấn của cây khi sự thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Một số nông dân khi trồng bí ngô thường thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây.
– Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu . Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.

 Câu 7: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì ?

Hướng dẫn trả lời: 

-  Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.

- Ong lấy dược nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.