Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
I. Hiện tượng quang điện
Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện ngoài, thường gọi tắt là hiện tượng quang điện.
Hiện tượng này được Héc phát hiện khi làm thí nghiệm vào năm 1887.
II. Định luật về giới hạn quang điện
Chất | λ0 (μm) |
Bạc Ag | 0,260 |
Đồng Cu | 0,300 |
Kẽm Zn | 0,350 |
Nhôm Al | 0,360 |
Natri Na | 0,500 |
Kali K | 0,550 |
Xesi Cs | 0,660 |
Canxi Ca | 0,750 |
II. Thuyết lượng tử ánh sáng
1. Giả thuyết lượng tử năng lượng của Plăng
Theo Plăng thì năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định, gọi là lượng tử năng lượng. Lượng tử năng lượng, kí hiệu \(\varepsilon\), có giá trị bằng:
\(\varepsilon = hf\)
Trong đó \(f\) là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được phát ra.
\(h\) là một hằng số, gọi là hằng số Plăng, \(h = 6,625.10^{-34}\) J.s
2. Thuyết lượng tử ánh sáng
Để giải thích hiện tượng quang điện, nhà bác học Anh-xtanh đã phát triển giả thuyết của Plăng lên một bước và đề xuất thuyết lượng tử ánh sáng (còn gọi là thuyết phôtôn) có nội dung như sau
3. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng
Muốn cho êlectron thoát khỏi mặt kim loại phải cung cấp cho nó một công để "thắng" các lực liên kết. Công này được gọi là công thoát (\(A\)).
Như vậy, muốn cho hiện tượng quang điện xảy ra thì
\(hf \geq A\) \(\Rightarrow\) \(\frac{hc}{\lambda}\geq A\) \(\Rightarrow\) \(\lambda\leq \frac{hc}{A}\)
Đặt \(\lambda_0=\frac{hc}{A}\)
\(\lambda\le\lambda_0\)
\(\lambda_0\) là giới hạn quang điện của kim loại đó
IV. Lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng
Các hiện tượng xảy ra chứng tỏ rằng ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt và có bản chất điện từ.