Nội dung lý thuyết
- Đến nay, có khoảng 118 nguyên tố hoá học được tìm ra.
- Mỗi nguyên tố hoá học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.
Ví dụ 1: Một mẫu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân.
Hình ảnh mẫu chì nguyên chất
- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử.
- Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.
Ví dụ 2: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron).
- Tên gọi của các nguyên tố được đặt theo cách khác nhau.
- Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới theo IUPAC.
Ví dụ 3: Vàng (gold), bạc (sliver), đồng (copper), sắt (iron), nhôm (aluminium),...
- Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hoá học của nguyên tố.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.
- Chữ cái đầu tiên trong kí hiệu được viết ở dạng in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) ở dạng chữ thường.
Ví dụ 4:
- Trong một số trường hợp, kí hiệu hoá học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC.
Ví dụ 5: Kí hiệu nguyên tố potassium là K, bắt nguồn từ tên La-tinh "kalium".
Tên gọi và kí hiệu của một số nguyên tố hoá học
STT | Tên nguyên tố hoá học | Kí hiệu | STT | Tên nguyên tố hoá học | Kí hiệu |
1 | Hydrogen | H | 11 | Sodium | Na |
2 | Helium | He | 12 | Magnesium | Mg |
3 | Lithium | Li | 13 | Aluminium | Al |
4 | Beryllium | Be | 14 | Silicon | Si |
5 | Boron | B | 15 | Phosphorus | P |
6 | Carbon | C | 16 | Sulfur | S |
7 | Nitrogen | N | 17 | Chlorine | Cl |
8 | Oxygen | O | 18 | Argon | Ar |
9 | Fluorine | F | 19 | Potassium | K |
10 | Neon | Ne | 20 | Calcium | Ca |
1. Những nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
2. Kí hiệu nguyên tố hoá học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường.