Nội dung lý thuyết
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
- Ở những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật có sự phân hoá rõ nét.
- Có thể phân chia thành 3 vòng đai tự nhiên theo độ cao như sau:
+ Đại nhiệt đới gió mùa: ở độ cao dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1000 m (miền Nam).
+ Đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2.600 m.
+ Đại ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2 600 m (chỉ có ở miền Bắc).
- Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Đối với sông ngòi:
+ Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi.
+ Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy.
- Đối với đất:
+ Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao.
+ Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa.
+ Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.
- Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Một số vùng núi có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà như Tam Đảo, Đà Lạt,..
- Tuy nhiên, địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và hay xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,..). Vì vậy, trong quá trình khai thác cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường.
- Thuận lợi cho cư trú và hình thành các trung tâm kinh tế.
- Tuy nhiên, ở đồng bằng thường xảy ra bão, lụt, hạn hán,.. ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống.
c) Đối với địa hình bờ biển
- Nước ta đa dạng với nhiều bãi cát dài thuận lợi cho phát triển du lịch biển (bãi biển Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang,..)
- Các vũng, vịnh ở khu vực Nam Trung Bộ thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản.
- Tuy nhiên, một số đoạn bờ biển của nước ta đang gặp phải tình trạng mài mòn, sạt lở... gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế.