Nội dung lý thuyết
Vị trí trong bảng tuần hoàn | Cấu hình electron lớp ngoài cùng | Tính chất hóa học đặc trưng | Điều chế | |
Kim loại kiềm | Nhóm IA | ns1 | Tính khử mạnh nhất trong các kim loại | Điện phân nóng chảy muối halogenua |
Kim loại kiềm thổ | Nhóm IIA | ns2 | Tính khử mạnh thứ 2 chỉ sau các kim loại kiềm | Điện phân nóng chảy muối halogenua |
NaOH | NaHCO3 | Na2CO3 | KNO3 |
Còn gọi là xút ăn da. Là bazơ mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. NaOH ➜ Na+ + OH- | Natri hidrocacbonat hay còn gọi là baking sođa. Có tính lưỡng tính, tác dụng được với axit và với kiềm. Bị phân hủy bởi nhiệt. 2NaHCO3 \(\underrightarrow{t^o}\)Na2CO3 + CO2 + H2O | Là muối của axit yếu, có đầy đủ tính chất của muối. | 2KNO3 \(\underrightarrow{t^o}\) 2KNO2 + O2 |
Ca(OH)2 | CaCO3 | Ca(HCO3)2 | CaSO4 |
Là bazơ mạnh, tan trong nước tạo thành dung dịch nước vôi trong. Tác dụng với CO2 dễ dàng, tạo kết tủa trắng. Ca(OH)2 + CO2 ➜ | Còn gọi là đá vôi, bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao. CaCO3 \(\underrightarrow{1000^oC}\)CaO + CO2 | Ca(HCO3)2 \(\underrightarrow{t^o}\) CaCO3 + CO2 + H2O | Thạch cao sống: CaSO4.2H2O. Thạch cao nung: Thạch cao khan: CaSO4. |
a. Khái niệm
Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. Nước không chứa hoặc chứa ít 2 ion này được gọi là nước mềm.
b. Phân loại
Nước cứng tạm thời | Nước cứng vĩnh cửu | Nước cứng toàn phần |
Chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 | Chứa các muối clorua và sunfat của Ca, Mg | Có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. |
c. Các phương pháp làm mềm nước cứng
Bài 1. Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được khí CO2. Sục toàn bộ lượng khí CO2 vừa thu được vào dung dịch chứa 60 gam NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.
Hướng dẫn giải
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
K = \(\dfrac{nNaOH}{nCO_2}\) = 1,5/1 = 1,5
→ phản ứng tạo ra hai muối NaHCO3 và Na2CO3.
CO2 + NaOH → NaHCO3
x ← x
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
y ← y
Gọi số mol của NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là x, y. Ta có hệ:
\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=1\\x+2y=1,5\end{matrix}\right.\) => x = 0,5 và y = 0,5.
mNaHCO3 = 84.0,5 = 42 gam và mNa2CO3 = 106.0,5 = 53 gam.
Bài 2. A, B là 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hai kim loại A và B.
Hướng dẫn giải
Đặt hai kim loại A và B tương ứng với một kim loại là R.
R (0,15) + 2HCl → RCl2 (0,15 mol) + H2
MR = 4,4: 0,15 = 29,33
Có MMg = 24 < MR < MCa = 40. Vậy hai kim loại cần tìm là Mg và Ca.
Bài 3. Cho hỗn hợp các kim loại K, Ba hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết dung dịch A là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Theo PTHH có nOH- = 2.nkhí = 2. 0,03 = 0,06 mol.
Phản ứng trung hòa A
H+ (0,06) + OH- (0,06 mol) → H2O
Có naxit = nH+ = 0,06 mol → V = 0,06: 0,1 = 0,6 lít = 600ml.
Bài 4. Sục V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tính V?
Hướng dẫn giải
Phản ứng có thể xảy ra là:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)
Khi sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2, kết tủa thu được là BaCO3.
Ta có: nBaCO3 = 19,7/197 = 0,1(mol) và nBa(OH)2 = 1.150/1000 = 0,15(mol)
So sánh thấy: nBaCO3 ≠ nBa(OH)2 nên có hai trường hợp:
Trường hợp 1: xảy ra phản ứng (1), tạo muối BaCO3, Ba(OH)2 còn dư:
Lúc đó: nCO2 = nBaCO3 = 0,1(mol)
Vậy: V CO2 = 0,1.22,4 = 2,24(lít)
Trường hợp 2: Xảy ra hai phản ứng, tạo muối (CO2 và Ba(OH)2 đều hết).
ở phản ứng (1): nCO2 pư(1) = nBa(OH)2 pư (1) = nBaCO3 = 0,1(mol)
⇒ nBa(OH)2 pư (2) = 0,15 - 0,1 = 0,05 (mol)
⇒ nCO2 pư (2) = 2.0,05 = 0,1(mol)
Suy ra tổng số mol CO2: nCO2 = nCO2 pư(1) + nCO2 pư(2) = 0,1 + 0,1 = 0,2(mol)
⇒ V CO2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít).
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!