Bài 28. Các oxit của cacbon

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. CACBON OXIT

  • Công thức phân tử: CO.
  • Phân tử khối: 28.

1. Tính chất vật lí

  • CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí.
  • Khí CO rất độc đối với con người, do có thể kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu làm hồng cầu không thể kết hợp được với oxi, từ đó làm mất chức năng vận chuyển khí oxi của hồng cầu. Oxi không được cung cấp đầy đủ cho các tế bào có thể dẫn đến tử vong hoặc gây di chứng nặng nề.

2. Tính chất hóa học

a. CO là oxit trung tính

Ở điều kiện thường CO không phản ứng với nước, axit, bazơ.

b. CO là chất khử

Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại như Fe2O3, FeO, CuO, PbO,…

CO + CuO      Cu  + CO2

4CO+ Fe3O4      3Fe + 4CO2

Khí CO cháy trong oxi hoặc không khí với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

2CO   +   O2        2CO2

Kết luận: cacbon oxit CO là oxit trung tính và có tính khử mạnh.

@285880@@285815@

3. Ứng dụng

Tuy rất độc nhưng khí CO có nhiều ứng dụng giá trị trong công nghiệp như:

  • Dùng làm nhiên liệu, chất khử,...
  • Làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.

II. CACBON ĐIOXIT

  • Công thức phân tử: CO2.
  • Phân tử khối: 44.

1. Tính chất vật lí

  • CO2 là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
  • Khí CO2 không duy trì sự sống và sự cháy.
  • Khi bị nén và làm lạnh khí COchuyển sang dạng rắn, được gọi là nước đá khô. Người ta dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm.

Nước đá khô.

​@287737@

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với nước

Thí nghiệm: Sục khí CO2 vào ống nghiệm đựng nước, sau đó cho quỳ tím ống nghiệm, đun nóng dung dịch thu được.

Hiện tượng: Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ, sau khi đun nóng lại chuyển thành màu tím.

Nhận xét: Khi sục khí CO2 vào ống nghiệm đựng nước giấy quỳ tím chuyển sang mà đỏ nhạt là do xảy ra phản ứng tạo thành axit giữa CO2 và nước.

CO2 + H2O  H2CO3  (Phản ứng thuận nghịch).

Tuy nhiên axit H2CO3 là axit yếu, không bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O khi bị đun nóng, nên khi ta đun nóng dung dịch thu được sẽ mất đi tính axit, quỳ tím chuyển từ màu đỏ về màu tím.

b. Tác dụng với dung dịch bazơ

Khí COtác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước.

CO2    +    2NaOH  →   Na2CO3   +   H2O

CO2     +    NaOH   →   NaHCO­3

Tùy thuộc vào tỉ lệ giữa số mol CO2 và NaOH mà có thể thu được muối trung hòa, muối axit hay cả 2 muối.

Để xác định được muối thu được sau phản ứng ta xét tỉ lệ  \(T=\dfrac{n_{NaOH}}{n_{CO_2}}\) . Nếu:

  • T≤1: chỉ thu được muối NaHCO3.
  • 1<T<2: muối thu được gồm NaHCO3 và Na2CO3.
  • T≥2: chỉ thu được muối Na2CO3.

c. Tác dụng với oxit bazơ

CO2    +   CaO      CaCO3

Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit.

@287824@

3. Ứng dụng

CO2 được dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm. Ngoài ra CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất sôđa, phân đạm, ...

1. CO - là chất khí không màu, không mùi, rất độc.

          - là oxit trung tính, có tính khử mạnh: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.

          - được dùng làm nhiên liệu, nguyên liêu, chất khử trong công nghiệp hóa học.

2. CO2 - là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống, sự cháy.

            - là oxit axit: tác dụng với nước, kiềm và oxit bazơ.

           - dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, bảo quản thực phẩm, dập tắt đám cháy...

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!